-
Posts:372
Thank you received: 591
-
-
Trần Minh Trinh
-
Platinum Boarder
-
- OFFLINE
-
|
Phần 2 : TRÁCH NHIỆM NGƯỜI THẦY THUỐC
Thường thường vấn đề trách nhiệm chỉ được nêu ra khi có một biến cố nào đó xảy ra, gây thiệt hại tới tài sản hoặc tính mạng của một hay nhiều người. Khi ấy pháp luật sẽ can thiệp để phân xử và phán quyết có lỗi lầm hay không, có lỗi sẽ bị trừng phạt. Tuy nhiên đối với người thầy thuốc ngoài trách nhiệm trước pháp luật, còn có trách nhiệm tinh thần, trách nhiệm trước tòa án lương tâm nữa. Loại trách nhiệm này, hàng ngày người thầy thuốc phải lãnh trong khi hành nghề, khác hẳn trách nhiệm trước pháp luật.
Ngày nay y học đã có một quyền lực ghê gớm, ngoài sức tưởng tượng của con người. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng có thể trị được, nhiều bệnh mà ngày xưa kia người y học phải bó tay, bây giờ khỏi là thường, như bệnh thương hàn, bệnh lao, bệnh phong….
Nhiều chứng suyễn nặng có thể chữa được, nhờ tiếp máu mà hàng ngày trên chiến trường các thương binh và những người bị ngộ độc, hoặc mắc nhiều bệnh khác được thoát chết. Tuy nhiên, ta cũng nên biết rằng thuốc càng nhiều, càng công hiệu, nhất là những loại thuốc hóa học, lại càng độc, càng nguy hiểm.
Ngày nay trong khi hành nghề, người thày thuốc bắt buộc phải có những quyết định hoặc hành động mà hậu quả cực kỳ quan trọng. Bất cứ một trụ sinh nào, dù chích, dù uống, cũng có thể gây phản ứng được, nhiều khi thật bất ngờ. Thuốc kháng đông (anticoagulant) có thể làm xuất huyết được. Ấy là chỉ nói tới một vài thứ thuốc mà bệnh nhân thường dùng hàng ngày mà không cần có toa bác sĩ.
Ngay đến những thuốc rất thông thường như Aspirine, nếu dùng quá liều hoặc dùng lâu, cũng có thể làm xuất huyết, Những thuốc để trị chứng đau nhức mà công chúng thường dùng không cần hỏi ý kiến bác sĩ như phenacetine, đã từng làm nhiều người chết vì làm cho thận đau, thuốc pyramidon có thể làm cho máu biến chất.
Nhiều tai nạn lưu thông xảy ra chỉ vì người lái xe đã lạm dụng thuốc an thần. Nhiều lực sĩ đã bỏ mạng vì dùng quá nhiều loại thuốc kích thích, chúng ta hẳn chưa quên vụ sản phụ sanh ra quái thai vì trong khi thai nghén đã dùng thalidomide.Nhiều bệnh mới đã xuất hiện chỉ tại dùng thuốc bừa bãi, thí dụ cortisone đã làm cho loét bao tử, xương cốt tự nhiên gẫy, hoặc làm cho phát điên. Một vài loại sulfamide đã gây ra bệnh ngoài da chết người.Không riêng gì thuốc trụ sinh mới gây những phản ứng bất ngờ như trên vừa nói mà bất cứ thuốc nào tuy không thuộc loại thuốc độc, dù uống hay chích (chích mạch hay chích thịt ) cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng dược. có người đã chết vì chích sinh tố B1 (Bevitine)
Chính vì hàng ngày người bác sĩ phải hành nghề trong những hoàn cảnh bất trắc như thế, chính vì lúc nào cũng phập phồng lo sợ mỗi khi cho người bệnh dùng thuốc và biết rằng thuốc càng có hiệu lực thì lại càng nguy hiểm, chính vì lúc nào cũng cảm thấy trách nhiệm của mình nặng nề, nên người bác sĩ phải luôn luôn học hỏi, theo dõi những tiến triển của y khoa, phải có óc phê bình chớ đừng ham mới, chuộng lạ, nhất là phải có nhiều kinh nghiệm, nhiều từng trải, và sau hết, phải thận trọng, đầu óc lúc nào cũng phải nhớ tới câu châm ngôn cổ trong y học: primum non nocere (trước hết đừng làm hại)
|
As for me, living is Christ and death is a gift
|
-
Posts:764
Thank you received: 1379
-
Trọn đời con một lời hát khen ca ngợi Hồng Ân Thiên Chúa
-
-
Hùng 31
-
Administrator
-
- OFFLINE
-
|
Những chia sẻ của bác sĩ Trần Minh Trinh rất đáng khâm phục.
Anh Hai qúy nhất một chủ điểm chú Tròn nêu ra là tư cách nhân bản mà ít có thầy thuốc thực hiện được :
"
Y đức là thuốc.
Người bệnh được tiếp xúc với thầy thuốc có tư cách thật nhân bản thì chính họ đã cảm thấy cơn bệnh trong họ
đã lui đi một nửa. Nói không ngoa, trong điều trị, nếu chúng ta kích thích được tính lạc quan và khơi được
niềm hy vọng cho bệnh nhân, với những lời nói, cách cư xử, hướng dẫn tận tình . . ."
Cha ông chúng ta đã dạy : "Lương y như từ mẫu". Người thày thuốc, y sĩ, bác sĩ mà nhân hậu khéo léo tế nhị chăm sóc đến cả tinh thần của bệnh nhân thì mới là lương y. Những khích lệ, gợi ý lạc quan, tạo niềm hi vọng nhiều khi lại là bài thuốc tốt nhất chữa cho người bệnh. Kinh nghiệm thực tế là người mẹ của mình. Sau nhiều thử nghiệm ông bác sĩ ra án tử cho bà cụ là nếu không thay gan thì chỉ sống được sáu tháng nữa. Gia đình đã mua đất táng và chuẩn bị đường lên thiên đàng cho bà. Cụ già gân nhất định không chịu đeo gan của thiên hạ, đòi đi bác sĩ khác. Bà bác sĩ mới gợi ra những góc nhìn lạc quan. Mẹ về tuyên bố cho các con là siêu vi trùng chết gần hết rồi uống thuốc vài tháng là hết. Tám năm trôi qua, bà cụ vẫn vui khoẻ và bô bô : Cái ông bác sĩ mắc dịch, tao có bệnh gì đâu. Các con đều biết là mẹ có bệnh, nhưng là do bà bác sĩ tài kia khéo tạo được tinh thần cường tráng và lạc quan giúp cho thuốc tốt đánh thắng được vi trùng đấy.
|
Last Edit: 12 years 5 months ago by Hùng 31.
|
-
Posts:372
Thank you received: 591
-
-
Trần Minh Trinh
-
Platinum Boarder
-
- OFFLINE
-
|
Thời thế, thế thời, thời phải thế...
Khi con người tôn thờ vật chất và bỏ qua giá trị tinh thần thì những điều phi nhân sẽ hình thành và bành trướng mau chóng. Thời của đạo lý làm người đã chìm dần thì thế của phi luân xuất hiện. Đó là quy luật thịnh suy tương khắc trong tự nhiên. Những gian dối, mánh lới và lừa đảo (thuộc âm) đang vào thời thái âm, nó sẽ dần chuyển qua thiếu dương để chuyển đổi cuộc sống thành tích cực hơn. Bắt đầu từ những khám phá và trải nghiệm trong gian đối, người ta sẽ tìm thấy điểm dừng và chỉnh đốn cho hợp đạo làm người hơn.
Ở một góc nhỏ của sự chỉnh đốn ấy, tôi đã có một bài thuyết trình trong một hội nghị của giới y khoa. Nơi đây chỉ tóm gọn vài ý để chia sẻ với anh em và cũng là câu trả lời cho những vấn vạn mà TLOI đã đặt ra :"cả dân tộc đang bị đầu độc"
Đời người xoay quanh cái hệ lụy Sinh – Bệnh – Lão – Tử.
Sức khỏe – tính mạng của con người đang bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân. Mỗi khi ra đường, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ những tai nạn như từ trên trời sập xuống! Nào đá lở đất sập, nào xe điên hung hãn, nào sự gầm rú của của các hung thần đường phố với những tiếng còi đinh tai nhức óc.
Về nhà thì đương đầu với đồ dùng nhiễn hóa chất, báo hiệu chứng ung thư khó ngăn ngừa. Vào bàn cơm thì hoảng loạn với thực phẩm chế biến từ những nguồn không an toàn : gạo giả, cá nhiễm chì, thịt …siêu nạc, rau ngậm thuốc trừ sâu….
Khi ốm đau bệnh tật còn lắm oan nghiệt hơn. Thuốc giả tràn lan, thuốc chế từ …rác thải, thuốc kém chất lượng hay hàm lượng không đủ chữa bệnh. Chưa hết, tình trạng tham nhũng bệnh viện, bác sĩ biến chất…cũng làm khó khăn hơn cho cuộc sống con người, đặc biệt là người bệnh.
Và còn nhiều lắm nếu muốn nói thêm về an ninh xã hội, sự náo loạn kỷ cương, tham nhũng hối lộ…trong các lãnh vực giáo dục, pháp luật, kinh tế..v..v.
1.ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ LÀ CON NGƯỜI
Trước khi đề cập đến đức của người hành y, phải nói đức của con người nhân bản. Cái nhân tốt thì quả mới ngon. Bản thân người hành y đông phương vốn rất khiêm tốn và thực tình. Thường họ ít khoe mẽ và cũng dễ dị ứng với lời ca tụng vì đó là ngọn lửa châm ngòi cho sự kiêu căng. Làm không được nhiều nhưng lưỡi thì một bước tới trời khiến dễ bị người đời nghi kỵ. Bên cạnh sự khiêm tốn là tính hiền hòa dễ gần. Đó là nét độc đáo nơi các thầy thuốc đông y và những bậc trí giả tài cao. Người thầy thuốc phải học cách quên mình để nghĩ đến quyền lợi của bệnh nhân. Chúng ta mang sứ mạng bảo vệ quyền lợi, sức khỏe của con người. Do đó đối tượng chúng ta phục vụ là con người thể lý, nhân bản. Đối tượng sẽ thay đổi nếu mục đích sao lãng bởi tiền bạc, sắc tộc màu da, giới tính, địa vị …lúc đó chúng ta đã đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của người bệnh.
Người làm thuốc có tâm sẽ hiểu được và cảm được nỗi đau của người bệnh. Sự tận tình của chúng ta đã làm giảm được một nửa bệnh tật! Đã có những câu nói, những cách xử sự khiến nhức nhối tâm hồn và ê chề thân xác (chết đến nơi rồi còn chữa làm chi! …)
Tính chính trực cũng không thể thiếu. Với người thầy thuốc có lương tâm, họ sẽ thực hành những điều mình thuyết giảng và không làm những gì vượt quá khả năng như quảng cáo sai sự thật. Điều này xảy ra thường xuyên trên thông tin đại chúng.
2.VỀ MẶT LUÂN LÝ
Nghề y không đơn thuần là nghề kinh doanh. Kinh doanh chỉ cần tôn trọng và thực hiện các khoản hợp đồng. Nó không có khoản phải coi quyền lợi bên kia hơn bên mình. Còn nghề y thì khác. Nghĩa vụ của thầy thuốc với bệnh nhân gần như không giới hạn. Tuy dù nghề y cũng có quyền lợi chính đáng cho những điều kiện sinh hoạt xã hội, kinh tế gia đình, những nhu cầu nghỉ ngơi, trau giồi kiến thức…hoặc những công tác từ thiện, tôn giáo…nhưng không thể dùng nghề theo cách kinh doanh trên sức khỏe con người. Người thầy thuốc biết lựa chọn những loại thuốc cần thiết, có giá trị điều trị nhưng không quá mắc tiền khiền người bệnh không theo nổi. Điều này đang làm ung mủ các tổ chức y tế của những người cầu lợi, bất chấp sự khó khăn của bệnh nhân. Các nhà sản xuất thuốc đua nhau ra nhiều sản phẩm mới. Để tới tay người dùng thì nó phải qua nhiều cuộc tâng bốc của quảng cáo, chiết khấu lợi nhuận cho người bán. Và khi người bệnh được chỉ định dùng thuốc thì giá thuốc tăng lên gấp vài chục lần so với giá trị thực tế.
3.CHUYÊN MÔN NGHỀ NGHIỆP
Kẻ sĩ một ngày không đọc sách sẽ mai một lương tri.
Kho tàng kiến thức không khi nào cạn, chỉ thiếu thốn cho người không thích học hỏi mà thôi. Có những kiến thức chúng ta đã tiếp nhận ngày trước, hôm nay đã dần ra lạc hậu. Những thành quả của cao vời của thập niên trước đã lộ ra những khuyết điểm với thập niên sau. Điều này không có gì lạ lùng vì tất cả mọi kiến thức đều cần được cập nhật theo nguyên tắc : nhật tân, nhật tân, nhật nhật tân. Không phải những kiến thức cũ là hoàn toàn sai, nhưng kiến thức mới làm sáng tỏ hơn và tốt hơn, hợp lý hơn.
Trong y học cũng thế, những tiến bộ của khoa học giúp bổ sung cho những kiến thức đã thành định kiến. Có phương pháp chữa bệnh ngày trước đã là tuyệt hảo, nhưng nhờ những nghiên cứu mới đã đưa giá trị tuyệt hảo đó sang lãnh vực khác. Trước đây những dược thảo được coi là thuần khiết, nhưng gần đây đã có những cảnh báo những độc tố tiềm ẩn. Cây thuốc giòi, phòng kỷ, …đã từng nằm trong danh mục thuốc, nhưng nay đã bị loại ra vì nguy cơ tăng alcaloid hoặc có mầm gây ung thư gan!
Dẫn chứng :
Cây vòi voi (Heliotropium indicum L hoặc Heliotripium anisophyllum P de B.), có chứa alcaloid pyrrolizidin trước đây vẫn dùng điều trị phong thấp, đau nhức, mụn nhọt. Người ta tình cờ phát hiện độc tính của chúng khi theo dõi tình trạng cừu chết hàng loạt ở Úc sau khi ăn loại lá cây này. Alcaloid huỷ hoại tế bào gan, có thể gây ung thư gan. Cây không được đưa vào danh mục cây thuốc nhưng ở nhiều vùng nông dân vẫn dùng vòi voi chữa đau khớp.
Cây sóng rắn (Albizia myriophylla Benth), hoạt chất của nó có thể ức chế hệ thần kinh vị giác và gây tê liệt. Vỏ cây có mùi thơm của cam thảo nên rất dễ nhầm với cam thảo bắc (thường dùng để làm lớp áo cho các loại ô mai).
Hạt thầu dầu (Ricinus communis, họ thầu dầu), dân gian hay dùng làm thuốc tẩy xổ, trong hạt có kèm độc tố ricin rất độc: chỉ cần 5 – 6 hạt là có thể khiến một bé nhỏ tử vong, 9 – 10 hạt đủ giết một người lớn! Cây lại được trồng nhiều ở nơi công cộng, vệ đường, rất vừa tầm tay trẻ con nên cần chú ý quan tâm.
Cam thảo dây (Abrus precatorius, họ đậu), dây lá như lá me, quả giống quả đậu nhưng bên trong mang những hạt có màu đỏ – đen rất đẹp, dễ thu hút trẻ con, có chứa abrin cũng là độc tố gây chết người dù chỉ nhai vài hạt!
Mã tiền (Strychnos nux vomica) có trái trông giống trái cam nhưng trong hạt chứa nhiều alcaloid độc, nếu ăn nhầm sẽ bị co quắp toàn thân và tê liệt cơ hô hấp gây ngạt thở dẫn đến tử vong.
Trúc đào (Nerium oleander), hay được trồng làm cảnh, rất đẹp nhưng trong lá lại chứa một hoạt chất có tác động trên tim. Chất nhựa trong lá trúc đào có thể làm loét giác mạc, kích ứng da, ăn vào sẽ gây nôn mửa, yếu cơ, loạn nhịp tim, nhĩ thất phân ly và tử vong.
Móc gai hay móc hùm (thuộc nhiều loài gồm Capparis versicolor, Capparis tomentosa, Capparis moonnii, họ màn màn), quả hình trứng như quả dâu da, ruột quả cũng có một lớp cơm nhầy bao bọc như quả dâu, trong chứa glycosid có thể gây ức chế thần kinh trung ương dẫn đến tử vong.
Lá ngón còn gọi là cây rút ruột (Gelsemium elegans), nếu nhầm với dây đau xương (được dùng làm thuốc bổ gân cốt) thì có thể khiến người bệnh mất mạng.
Nên nhớ không có ranh giới giữa thức ăn, thuốc và chất độc. Sự khác biệt giữa chúng chỉ ở liều lượng và cách dùng.
Trong trường hợp ngộ độc, khi thấy những triệu chứng khó chịu có thể cho uống sữa hoặc nước sắc cam thảo bắc, hoặc những loại nước sắc từ các cây cỏ có nhiều chất chát (tannin) để làm kết tủa chất độc, không cho ngấm vào máu, sau đó tìm cách cho nạn nhân nôn ra để loại độc chất.
Còn rất nhiều dẫn chứng khác, nhưng ở đây chúng ta nhắc nhở nhau rằng việc cập nhật kiến thức sẽ giúp cho việc phát triển nghề nghiệp đạt tới mức tốt nhất.
4.NHÂN BẢN
Y đức đã là thuốc.
Người bệnh được tiếp xúc với thầy thuốc có tư cách thật nhân bản thì chính họ đã cảm thấy cơn bệnh trong họ đã lui đi một nửa. Nói không ngoa, trong điều trị, nếu chúng ta kích thích được tính lạc quan và khơi được niềm hy vọng cho bệnh nhân, với những lời nói, cách cư xử, hướng dẫn tận tình…thì nét mặt bệnh nhân đỡ nhăn nhó hơn. Không thiếu những con bệnh khó tính, yêu sách, …ba gàn, nhưng kiến thức và sự tận tụy của người thầy thuốc có thể ‘thay đổi nước cờ’....
TRINHAN
|
As for me, living is Christ and death is a gift
|
|