. Sáng qua thấy ông hàng xóm hái cành GIAO. Tloi làm một cuộc phỏng vấn:
_ Lấy cây đó làm gì á?
_ Để chữa viêm xoang cho con bà dì.
_ Chữa cách nào?
_ Nhét mấy cành Giao vào ấm nước, đổ ít nước rồi đun sôi. Làm chiếc ống bằng giấy, một đầu đút vào vòi ấm, đầu kia đút vào lỗ mũi mà xông. Làm như vậy dễ bị phỏng do hơi nóng. Có cách này hiện đại hơn: dùng máy xông viêm xoang -có bán tại cửa hàng dụng cụ y khoa. Thay vì dùng thuốc xông theo toa BS thì nhỏ mấy giọt nhựa Giao vào ống thủy tinh rồi chạy máy xông như bình thường. Nhiều người làm và đã khỏi hẳn.
The administrator has disabled public write access.
Re: Chữa Viêm Xoang bằng bài thuốc dân gian
11 years 2 months ago #49054
Cám ơn Chị Hai đã chỉnh sửa, ấy là em chỉ liên tưởng đó thôi.
Cây Hoa Quỳnh toàn lá nối lá mềm mại (Âm) trồng chung với Cây Giao chỉ toàn cọng là cọng khẳng khiu (Dương) = Hài hòa.
Hoa Quỳnh chữa bệnh Sỏi Thận thì đúng rồi nhưng ít dùng vì ít Hoa và nhất là Hoa ra có mùa không phổ thông và không đủ cung ứng nên thường không khả thi.
Còn Hoa Quỳnh kết hợp với lá Xương Sông để chữa Ho thì thật là tuyệt !
1. Giai đoạn đầu : kết hợp 1 – 3 hoặc 2 – 3, lá Xương sông 10g, Hoa Quỳnh tươi 30g rửa sạch, thái nhỏ chưng cách thủy với Mật Ong 10ml. Chia làm 2 -3 lần mỗi ngày.
Uống từng ngụm nhỏ, ngậm để thuốc ngấm từ từ rồi nuốt dần.
Rất tốt cho Phổi, làm mát phổi, trị ho, viêm họng, đàm tắc tiếng.
2. Giai đoạn bệnh đã có chuyển biến tốt :
- Lá Xương sông kết hợp với Lòng Lợn – Tiết Canh. Phải ăn thật chậm (cho thuốc ngấm) bắt đầu khoảng 06g30 sáng đến 09g30. Khi dùng phải có Ba-xi-đế chính hiệu làm thang để chiêu thuốc.
Sau đó dùng Trà Quỳnh Hoa.
- Hoa Quỳnh tươi ướp với Trà Ô Long, phơi âm can, bảo quản trong hũ sành đậy kín.
Giai đoạn bệnh có chiều hướng khả quan thì pha trà này uống.
Phải uống thật chậm rãi với ít Bi thuốc Lào của Tloi.
Nằm tĩnh dưỡng, thở điều hòa ít nhất 01 – 02 giờ để thuốc phát huy tác dụng lên Phổi và dẫn đều khắp toàn thân.
Buổi chiều chỉ huy con cháu xẻ gỗ …
The administrator has disabled public write access.
Cây Giao thì Nga có thấy và cầm một cành bẻ ra , hồi còn ở VN . Nga nghe người ta nói nhựa của nó trị đau răng , cung may răng của Nga lúc đó còn tốt chứ không chắc cũng lên bàn thờ ngồi rồi .
Thấy Lang Khanh diễn tả Quỳnh hoa hớp hồn quá Nga cũng tò mò muốn biết Quỳnh hoa ra sao nên vào search , không biết có đúng không ? Có thể thưởng thức Hoa Quỳnh nở mà không cần thức đêm hay phải tốn thịt chó với rượu qua YouTube này .
Thiệt là đau lòng khi thấy Quỳnh Hoa rũ xuống . Thẳm thương quá !
Quỳnh Hoa không phải sống nhờ sự nâng đỡ của cây giao nhưng nó được kết hợp mỹ miều và hài hoà bởi
văn học qua câu chuyện cũng như bài thơ của Nguyễn Du .
.
Trong lúc tìm hiểu về Quỳnh Hoa , tình cờ Nga lại được biết Quỳnh Hoa cũng là một loại hoa để chữa bệnh
sỏi Thận , bệnh ho và một số bệnh khác .Không biết có đúng không ? Chú Lang chỉ vẽ thêm :
Ở xứ lạnh người ta bị dị ứng nhiều.HV lúc nào mũi cũng khịt khịt vì dị ứng.Bị nặng nhất là MBT.Không biết đi kiếm cây Giao này ở đâu để trị cho người.Anh em nào biết xin chỉ dùm.Nói nhỏ nghe cho dzui,nhờ bị viêm xoang kinh niên,bao nhiêu năm nay MBT không phát hiện "mùi lạ" trên người Thầy VLT.Chữa cho MBT xong,không biết có phải cám ơn chị Hai và lang Khanh không nhỉ? Hi hi hi hi.
The administrator has disabled public write access.
Sau khi thắp nhang bên nấm mộ, viết bài thơ và khóc thương cho số phận Đạm Tiên, chị em Kiều đang trên đường về nhà bất ngờ nghe tiếng nhạc ngựa vang vang. Một chàng nho sinh xuất hiện trong y phục mầu xanh, chân đi hài, túi đầy thơ phú, cưỡi ngựa trắng, có mấy đứa trẻ nho nhỏ theo sau. Từ xa, nhận ra người quen, Kim Trọng cho ngựa đi chậm lại và tiến tới chỗ chị em Kiều. Vương Quan, em Thúy Kiều, nhận ra bạn học thân thiết của mình là Kim Trọng bèn tiến đến chào hỏi. Thúy Kiều và Thúy Vân thì bẽn lẽn theo kiểu con nhà lành, nép mình bên những bông hoa. Kim Trọng, một thư sinh có đầy đủ các yếu tố của giai cấp phong lưu, con nhà giầu, dáng điệu hào hoa, tư chất thông minh bẩm sinh, văn chương tài giỏi.
Là bạn học nên Kim Trọng cũng từng nghe tiếng thơm về hai người chị của Vương Quan, một người đẹp trong sáng như bông lan mùa xuân, một người đẹp mặn mà như bông cúc mùa thu. Vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân không thua gì hai chị em phu nhân tuyệt sắc là Đại Kiều, vợ của Tôn Sách, chúa tể nước Đông Ngô và Tiểu Kiều vợ của Đô đốc Châu Du. Nay nhân đi dự hội trai gái du xuân bẻ cây đố lá để làm quen, tìm vợ, kiếm chồng, Kim Trọng bất ngờ được gặp Thúy Kiều nên không khỏi rung động con tim. Cuộc hội ngộ giữa chàng nho sinh thiên tài và người đẹp nổi tiếng đất nước tuy ngắn ngủi; nhưng tiếng sét ái tình đã làm cho họ mê nhau. Bề ngoài hai người tỏ ra e thẹn; nhưng bên trong tình yêu như đã thắm nồng ”Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.’’
Trời về chiều mà giai nhân và tài tử còn chần chờ, ở lại thì không ổn mà về thì luyến tiếc. Kim Trọng lên ngựa mà hai nàng Kiều còn ráng trông theo. Cảnh chiều đẹp buồn chỉ còn lại bóng liễu thướt tha soi hình dưới giòng suối nước trong veo.
Dùng dằng nửa ở nửa về,
Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần.
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.
Nẻo xa mới tỏ mặt người,
Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.
Hài văn lần bước dặm xanh,
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao
Chàng Vương quen mặt ra chào,
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa.
Nguyên người quanh quất đâu xa,
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.
Sau năm 1975, cụ HOÀNG MẠNH HIỂU trồng một bụi hoa quỳnh trong chiếc lu kê ở hè sau chủng viện. Tới ngày hoa nở, cụ Hiểu và một số anh em yêu hoa thức đêm hút thuốc lào vặt xem hoa nở.Còn cây DAO, nhờ bà lang THANH NGA và thày lang KHANH hôm nay mới biết hình dáng và công dụng chữa bệnh của nó. Có người dùng nhựa dao làm thuốc trị bọ cạp đốt.Tiếc quá, Tloi bị viêm đa xoang nặng mấy năm trời, nay Chúa thương khỏi rồi, chứ không thì thí nghiệm xem sao. Cám ơn bà lang và thày lang.
Cám ơn Chị Hai Thanh Nga....
Hai loài này em rất rành vì phải tốn rất nhiều thịt chó ướp với rượu đế, thức đêm đánh cờ, đàn hát ... để Thưởng Hoa. Không biết bao nhiêu đêm "khi xem Hoa nở - khi chờ Trăng lên" với bạn bè mỗi khi Quỳnh Hoa nở....
Đời con người cũng thế, vậy ai là người đỡ nâng ?
Út Lang Khanh ngoài chuyên môn y học, lại có tâm hồn thật là lãng mạn, cộng thêm óc khôi hài... Điều này quả đã giúp chàng thành công trong việc cứu người, giúp đời. Cám ơn Lang Khanh.
The administrator has disabled public write access.
Cám ơn Chị Hai Thanh Nga,
Bài thuốc quả là rất hay. Bản thân cây Giao có nhiều tác dụng trị liệu được truyền tụng trong dân gian như: Chặt nhỏ lát dưới chiếu xông bằng than, người bị đau lưng nằm lên trên rồi xông khoảng 45' - 01 giờ đồng hồ cứ 02 ngày 1 xông lần rất dễ chịu ; Chữa sâu răng ; Chữa Trĩ Hạ - Trĩ thượng (Viêm mũi, Viêm xoang).
Nhưng chính em đã "mục sở thị" một bà vợ Thầy thuốc Bắc lão thành chết vì dùng nhựa cây Giao để chữa Sâu Răng. Người ta mách là: lấy nhựa cây Giao chấm vào đầu que tăm, chấm thật cẩn thận vào lỗ răng bị sâu đục, người ta làm rất hiệu quả. Bà vợ Thầy Lang này nghĩ:"Mình bị đã lâu, ăn trầu thuốc quanh năm mà vẫn bị sâu răng thì nay ta cứ nhai hẳn một nhánh Cây Giao này cho chắc !" Và thế Bụng Bà đau quằn quại, Bà thải ra màu sắc lạ lùng như thời Bà còn này nọ, và thế là Bà được đưa đến BV chơi loanh quanh các phòng, thử các loại máy móc hiện đại chán rồi về nhà trèo lên bàn thờ ngồi, hưởng thọ 71 tuổi !
Vì thế phải rất thận trọng kẻo Lợi bất cập ... hại".
Nhân vì nhắc đến Cây Giao, họ hàng với Quỳnh Hoa, em xin kể câu chuyện về 2 loài cây này:
Người ta thường trồng Cây Giao chung với Cây Hoa Quỳnh vì: Cây Giao còn gọi là cây xương khô, chỉ có cành và cành, cành nối cành - Còn Cây Hoa Quỳnh thì chỉ có Lá, từ lá lại nảy mầm ra lá, lá nối lá. Hai loài này em rất rành vì phải tốn rất nhiều thịt chó ướp với rượu đế, thức đêm đánh cờ, đàn hát ... để Thưởng Hoa. Không biết bao nhiêu đêm "khi xem Hoa nở - khi chờ Trăng lên" với bạn bè mỗi khi Quỳnh Hoa nở.
Chính xác Hoa chuyển động có dấu hiệu nở từ lúc 17 - 18g00 , ả Quỳnh Hoa nhà ta hé từ từ từng li một mà ta chỉ có thể phát hiện từ chúm (ngọn các cánh hoa) thấy hé dần thành một cái lỗ bé tí xíu, tí xíu, rồi dần dần to ra, to ra ... đến khoảng 23g00 - 00g00 Hoa nở trọn vẹn, những cánh hoa xòe rộng trắng tinh thanh khiết, những thanh nhụy mỏng manh vươn dài đưa từng đốm nhụy hơi hanh vàng vươn ra rung rinh, duyên dáng pha một chút đỏng đảnh, kèm theo là một mùi hương thoang thoảng rất nhẹ nhàng mà chỉ để ý người ta mới thưởng thức được mà thôi. Thật là một cái đẹp mỹ miều, một cái đẹp rực rỡ, lung linh nhưng thật êm đềm và rất .. là .. mỏng .. manh. Vâng, mỏng manh đến hụt hẫng ! Vẻ đẹp mà bao nhiêu thi nhân chưa kịp kết vần thì ... chỉ sang 01g00 thôi, Hoa đã bắt đầu có dáng rũ xuống rồi, và cứ thế ... đến 04g30 - 05g00, lúc ta đi lễ về thì ôi thôi, như có một kẻ vô tâm nào đó mới dội gáo nước sôi vào đóa hoa làm thân hoa bị vặn xoắn, rũ oằn hẳn xuống tang thương, nhìn đến là tội nghiệp ! Vận thơ tán tụng chưa tròn thì Tứ thơ buồn bã, tiếc nuối đã léo nhéo nhắm nhẳn, hờn giận kéo tới. Ôi, Buồn đến nao lòng !
Khi ấy nhìn Cành Giao gầy giơ xương, gân guốc cố đỡ lấy chiếc Lá Quỳnh đang oằn xuống vì cánh hoa tàn bi thảm mà làm cho lòng người ai ai cũng phải thương cảm. Phải có Cây Giao mới đỡ được Đóa Quỳnh tàn (Quỳnh Trắng lớn ngày xưa, chứ không phải Quỳnh lai bây giờ)
Đời con người cũng thế, vậy ai là người đỡ nâng ?
The administrator has disabled public write access.
.
Xin phép giới thiệu bài thuốc đơn giản chữa bệnh Viêm Xoang do nhóm Vui Sống chuyển.
Theo thường lệ những bài thuốc dân gian cần được các nhà chuyên môn như thày Lang Khanh, Lang Tròn và các bậc chuyên gia kiểm nghiệm và cho thêm ý kiến.
TN
Bài thuốc đơn giản tự chế chữa trị bệnh viêm xoang
Hễ bệnh viêm xoang càng nặng thì khi xông mũi bằng bài thuốc này sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ.
Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủ mọi phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh - Trần Thị Kim Phúc (ngụ Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những bài thuốc dân gian.
Điều thần kỳ đã đến khi gia đình này được mách nước tự chế bài thuốc cực kỳ đơn giản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng cây giao (một loại cây thuộc họ xương rồng), giúp người bệnh “đoạn tuyệt” với bệnh xoang mà không tốn một đồng tiền.
Bài thuốc quý của đại ngàn
Ông Đảnh (67 tuổi) vốn không phải là bác sĩ, cũng không một ngày được học về thuốc trị bệnh. Ông trước là giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, sau này về công tác ở Sở Nông nghiệp cho đến khi nghỉ hưu.
Vị kỹ sư về hưu kể lại: “Con trai tôi bị viêm xoang từ năm 10 tuổi. Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là cháu đau, nhức đầu, nước mũi chảy liên tục rất khó thở. Ngoài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì căn bệnh này còn gây cho cháu rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và học tập. Thương con, vợ chồng tôi cứ nghe nói có thầy thuốc nào, bài thuốc nào chữa bệnh cho con dù xa xôi mấy cũng lặn lội đến. Suốt nhiều năm đưa con đi điều trị ở khắp các bệnh viện nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm”.
Khoảng đầu năm 2003, một lần ông Đảnh tình cờ gặp một đồng đội cũ từng cùng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Khi biết những vất vả của gia đình bạn trong việc điều trị cho con trai, người này đã chỉ cho chú Đảnh một bài thuốc rất mà trước khi đóng quân ở Tây Nguyên đã được đồng bào dân tộc tốt bụng chỉ cho khi thấy mình bị xoang nặng. Bản thân người này sau khi áp dụng đã khỏe mạnh, hết bệnh từ đó đến nay.
Bài thuốc này kỳ thực rất đơn giản, chỉ duy nhất một vị thuốc là cây giao. Phương pháp chữa bệnh cũng rất dễ dàng, người bệnh chỉ việc đun cây giao tươi lên và xông. Chỉ sau hơn một tháng dùng loại thuốc tự chế này, căn bệnh dai dẳng và “cứng đầu” của con trai ông Đảnh đã hết hẳn. Người thanh niên này đang học tập và làm việc tại Úc, sống trong mùa đông lạnh và khắc nghiệt của xứ sở “chuột túi” nhưng căn bệnh vẫn không tái phát.
Bà Trần Thị Kim Phúc trong một lần đi tìm cây giao phát miễn phí cho người mắc bệnh xoang
Từ khi con trai khỏi bệnh, trong những lần đi tập dưỡng sinh, sinh hoạt các câu lạc bộ, bà Phúc đã phổ biến bài thuốc này cho người quen và rất nhiều người nhờ đó đã khỏi bệnh. Nhiều năm chứng kiến nỗi khổ của con trai khi phải sống chung với căn bệnh khó chịu, ông bà quyết tâm giúp những người bị bệnh như con trai mình tìm lại sức khỏe.
Khi bài thuốc được phổ biến rộng rãi, nhiều người tìm đến gia đình để xin bài thuốc, cây thuốc. Ngôi nhà ống giữa đất Sài Thành không có không gian để trồng cây nên để giúp đỡ những người bệnh, nên có mấy năm ròng, mỗi tuần ông bà lại thuê một chiếc xe 16 chỗ chạy ra Ninh Thuận, Bình Thuận chở đầy một xe cây giao về phát cho mọi người.
Thời gian gần đây do tuổi cao, vợ chồng ông bà không thể đi xa lấy thuốc cho mọi người nên bỏ thời gian soạn hẳn một quy trình đầy đủ từ mô tả cây, công dụng, cách làm, tác dụng, lưu ý … và mỗi người bệnh tìm đến đều được biếu một bản quy trình này.
Chi tiết quy trình diệt bệnh xoang bằng cây giao
Điều đầu tiên trong bài thuốc này, ông Đảnh nhấn mạnh: “Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt.
Những dụng cụ nhất thiết phải có để chữa bệnh xoang gồm: 1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc). 2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy.
Cây giao ->
Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.
Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.
Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 - 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.
Theo ông Đảnh, nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.
Kinh nghiệm bản thân của vị kỹ sư về hưu này cho thấy hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là cơ thể người bệnh không “chịu thuốc” hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách. Những trường hợp này nên ngưng dùng. Qua nhiều năm tiếp xúc với nhiều người bệnh xoang, ông Đảnh khẳng định: “Tỉ lệ khỏi bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt bệnh xoang khi xông mũi bằng cây giao.”
Ông Đảnh lưu ý: “Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 - 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 - 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh”.
Một lưu ý cuối cùng: Bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Cây giao là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai (Có nơi còn gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, xương cá hay cây san hô xanh...). Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở thôn quê cây thường được trồng làm hàng rào.
Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tua tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, thường chỉ có cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là vị thuốc trị bệnh xoang.
Cây dễ trồng, có thể cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Sau khi giâm, người ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nảy nhánh con, phát triển tốt.