Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: Tìm lại chim lạc đàn Dũng Chảo Ba

Tìm lại chim lạc đàn Dũng Chảo Ba 8 years 8 months ago #59938

Tối qua ,mình mới lên nhà Văn Lô tô lãnh quà thì được biết món quà đó từ Mai Xuân Trung,người anh em nổi tiếng đẹp trai,học giỏi,giầu có lại rất tốt bụng với nhà Phaolo.Thành thật cám ơn Trung.Nguyện Chúa Mẹ ban nhiều phúc lành đến cho bạn và gđ.Khi có dịp qua Canada,nhớ ghé nhà mình.Thân mời.


Tình thân-100 con tim-1 gđ.


Dũng chảo ba và gđ. :thankyou
The administrator has disabled public write access.

Tìm lại chim lạc đàn Dũng Chảo Ba 8 years 10 months ago #59296

Vài kỷ niệm với Thầy John Tabor , Dương Tấn Bằng.

Những ngày Thầy còn học tại ĐCV Thánh Giuse Saigon, Kỳ nghỉ Thầy thường về Nhà Chung Bùi Chu (gần Nhà Thờ Huyện Sỹ) ở ít lâu, ĐC. Phạm Ngọc Chi gửi gấm Thầy với Cha Chính Minh và cha Quản lý Trần Đức Huân.

Bạn bè trong quân đội Mỹ khi hết thời gian ở VN thường có nhiều đồ để lại, Thầy thường xin họ xe
mô-tô, sửa lại, bán dành tiền cho người nghèo. Lúc này tôi là một thằng nhóc đang học trung học,
mỗi lần thử xe, ngồi sau ôm cứng ông Mỹ mặc áo chùng thâm, sợ chết khiếp.

Thầy học tiếng Việt rất nhanh, lúc đầu hỏi mượn cái "đầu gối" (cái gối đầu), hoặc nhờ "mở ra cái cửa"..... hè sau nằm trên sân thượng Nhà Chung Thầy bảo "trời tối như mực...". Về Đà Nẵng, Thầy ra Tân sơn Nhất xin tàu bay Mỹ, Mấy anh lính Mỹ nói tiếng Anh, Thầy đưa căn cước nói Thầy là người Việt, họ tên VN đàng hoàng.

Chọc Thầy, bảo tên Thầy là cái trống bỏi, Thầy cười bảo Tabor là núi Ta -bo trong Tân Ước.

Khúc cuối, cha Bằng về lại Nhà Chung, thoáng thấy cha mặc áo chùng thâm đi bộ ngoài ngã tư Bùi Thị Xuân - Bùi Chu, chân lê đôi dép, che đầu bằng cây quạt giấy đạp xe đạp chạy vội lại chào cha .......

Hành lý của cha có cái bàn chải đánh răng cùn.
Last Edit: 8 years 10 months ago by Đinh Cao Thắng.
The administrator has disabled public write access.

Tìm lại chim lạc đàn Dũng Chảo Ba 8 years 10 months ago #59294

cha.JPG
.

Trở thành bằng hữu

Sau ngày 30 tháng Tư, ông chỉ mong được chính quyền mới cho ở lại cùng giáo dân của mình. Tháng Mười năm 1975 ông bị đẩy lên máy bay qua Thái Lan mà không có một mảnh giấy tuỳ thân. Rồi cuộc đời đưa đẩy ông về làm linh mục tại tỉnh Udonthani miền Bắc Thái Lan từ ngày ấy đến giờ.

Cựu chiến binh John Tabor tức linh mục Dương Tấn Bằng, kể lại với Thanh Trúc câu chuyện từ người lính Mỹ đến người tu sĩ Công Giáo Việt Nam: “Tên của cha bằng tiếng Mỹ là John Thabor. Năm 1966, cha đi lính ở Việt Nam, rồi có một ông cha đỡ đầu gọi là cha dưỡng phụ Nguyễn Lân Mẫn, bây giờ ngài đang làm giáo xứ đại chủng viện ở Huế của Xuân Bích, đổi tên John Tabor thành Dương Tấn Bằng. Họ Dương là người nước ngoài, Tấn là tiến tới, Bằng là bằng hữu. Dương tấn Bằng có ý nghĩa là một người nước ngoài đến để làm bạn.”



Thanh Trúc: Thưa cha, khi bắt đầu đi tu thì cha làm thế nào để ra khỏi quân đội?

LM Dương Tấn Bằng: “Lúc đầu rất rắc rối vì chính phủ Việt Nam đòi phải có giấy phép của chính phủ Mỹ, một thẻ lưu trú, một hộ chiếu. Thế mà Toà Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn nói là nếu không có thẻ lưu trú của nước Việt họ sẽ không cấp hộ chiếu.

Họ Dương là người nước ngoài, Tấn là tiến tới, Bằng là bằng hữu. Dương tấn Bằng có ý nghĩa là một người nước ngoài đến để làm bạn.


Bộ Nội Vụ của nước Việt Nam thì nói nếu không có hộ chiếu họ sẽ không cho thẻ lưu trú. Cho nên ban đầu coi như là không được. Nhưng mà các cha vận động bằng cách nào không hiểu mà đâu ra đấy cũng là ý Chúa. Cha được giải ngũ ra và bắt đầu vận áo dòng và học tiếng để sửa soạn vào Đại Chủng Viện ở Sài Gòn”.

Thanh Trúc:
Cha học tiếng Việt như thể nào, có dễ học hay không?

LM Dương Tấn Bằng: “Khó như quỷ! Lúc đầu cha không biết những cái dấu, tiếng Việt Nam là độc âm, mỗi âm một tiếng khác nhau. Lúc đầu thấy khó lắm mà sau một thời gian học với các chú tiểu chủng sinh ở chủng viện thánh Gioan 23 ở Đà Nẵng thì đã bắt đầu biết tiếng và nói được.”

Thanh Trúc: Từ một G.I trong quân đội Mỹ rồi trở thành một linh mục thì có cái khó khăn nào mà cha cần phải vượt qua?

LM Dương Tấn Bằng: “Cái khó khăn là tại tâm, vì chính cha tự hào cha là người tốt, cha là người biết mọi sự vì là người Mỹ. Cái mặc cảm tự tôn cho rằng không ai có thể dạy cha. Ngay cả vấn đề sống và giữ đức tin, cha đã sống cuộc đời không phải là vị tha mà vị kỷ, sống đạo vì cha mẹ bắt đi lễ nhà thờ nhà thánh.

Mà khi sang Việt Nam thì thấy làm sao mà trong một nước có chiến tranh, trong sự đau khổ sự thiếu về vấn đề vật chất mà họ vẫn có đức tin mạnh như vậy. Điều đó làm cho cha bắt đầu nghĩ nhiều đến đời sống nội tâm của mình, nên khi bắt đầu tu cha có một sự phấn khởi, cảm thấy mình lĩnh hội và hiểu sâu xa về vấn đề đức tin hơn.”

Thanh Trúc: Đến năm nào thì cha thụ phong linh mục?

LM Dương Tấn Bằng: “Học xong chương trình Đại Chủng Viện năm 1974. Đáng lẽ ra chịu chức linh mục ở tại Việt Nam mà cha chịu chức sáu do Đức Cha Phạm Ngọc Chi ở Đà nẵng truyền chức cho cha. Vì mười năm trời không về nhà một lần thăm cha mẹ nên cha đã xin phép Đức Cha cho về Mỹ chịu chức ở bên Mỹ. Đức Cha đã viết thư trao quyền cho giám mục ở bên Mỹ truyền chức cho cha với mục đích sẽ tu cho địa phận Đà Nẵng.

Cha chịu chức ở bên Mỹ khi về thăm quê quán xong rồi trở lại Việt Nam năm 1974.”

Ký ức về 30 tháng 4


Thanh Trúc: Trong biến cố 30 tháng Tư 1975 thì cha đang ở đâu?

LM Dương Tấn Bằng: “Lúc đầu cha làm cha phó trên một giáo xứ cách thành phố Đà Nẵng vài chục cây số. Thế rồi Đà Nẵng thất thủ, các “bác” ở ngoài Bắc vào và đã bắt cha. Họ để cha ở đó một thời gian và mỗi ngày cha phải đi từ trên núi xuống công an để trình diện và đối thoại với họ.

Sau đó Đức Cha Chi chuyển cha từ Phú Thượng ở trên núi xuống thánh phố mà ngài không xin phép nên chính phủ bắt lẽ là ngài không có quyền đổi nhân sự từ chỗ này đến chỗ khác.

Họ đã bắt cha giam một đêm và cho lính gác điệu cha từ Đà Nẵng vào Sài Gòn. Khi lên xe thì đi với một cán bộ nam và một cán bộ nữ. Trên xe đó họ đã nói với những người trong xe rằng người cán bộ nữ là vợ của cha. Cha nói cha độc thân, không phải vợ của cha đâu.

Khi tới Nha Trang phải nghỉ lại một đêm, họ muốn hai người ngủ trong phòng, cha nhất quyết không chịu. Thế rồi họ để cha trong phòng một mình. Cha lấy ghế chận vào cánh cửa vì ban đêm sợ họ đưa người đàn bà đó vào phòng của cha thì nguy.”

Thanh Trúc: Theo ý của cha thì tại sao họ làm như vậy?

LM Dương Tấn Bằng: “Họ muốn cha bị giảm giá trị linh mục. Họ không nhận cái vấn đề cha là linh mục mà họ muốn người ta nghĩ rằng cha là một người thường để mà có cái toà án nhân dân kết tội là làm cựu quân nhân đã giết người Việt Nam. Phạm tội đối với dân tộc Việt Nam thì họ trục xuất.”

Thanh Trúc: Rồi sau đó họ đưa cha về Sài Gòn?

Những người hữu trách đuổi ra khỏi phi cảng để cha đi đâu thì đi tại vì cha không có giấy tờ nhập quốc, không có một giấy tờ từ Việt Nam đến đây như là di dân hay là người bị vấn đề về chính trị.

LM Dương Tấn Bằng: “Sáng hôm sau lên xe đi về Sài Gòn. Lúc đầu họ đưa cha vào chỗ của các cha Dòng Tên, mà cha nói là cha đã từng học Đại Chủng Viện số 6 Cường Để. Người cán bộ nam nói là phải trả lại tiền vé xe, cha không có tiền, thế là cán bộ nam để cha tự do đi vào chủng viện số 6 Cường Để, vay tiền các cha mà hoàn lại cho anh ta.

Tới cái ngày họ muốn điệu cha ra phi cảng để ra khỏi Việt nam, họ đã đưa vào Bộ Nội Vụ, có một loại giấy tờ mà trong đó, câu thứ mười bảy hỏi tại sao ông muốn xuất cảnh. Cha nói cha đâu có muốn xuất cảnh, cha đã xin các ông đổi ý và cho cha ở nước Việt Nam luôn. Người cán bộ đưa giấy cho cha không biết làm sao, mới đưa cha lên lầu. Người ở trên lầu nói cha về để chờ xem xét chuyện này sau.

Thế nhưng về sau họ điệu cha ra phi cảng Tân Sơn Nhất, lên máy bay của hãng Pháp, đi qua phi trường Dong Muang ở Thái Lan tháng Mười năm 1975.

Những người hữu trách đuổi ra khỏi phi cảng để cha đi đâu thì đi tại vì cha không có giấy tờ nhập quốc, không có một giấy tờ từ Việt Nam đến đây như là di dân hay là người bị vấn đề về chính trị.

Thế rồi có một người đã lấy tiền ra cho cha đi tắc xi vào thành phố. Người đánh tắc xi hỏi đi đâu. Cha cứ làm dấu thánh giá và làm dấu hiệu đi đến một cái nhà thờ nào. Cuối cùng họ đưa tới một nhà dòng.”

Linh mục Dương Tấn Bằng, bị trục xuất từ Việt Nam sang Thái Lan năm 1975 vì là người Mỹ và chỉ muốn được ở lại với giáo dân Việt Nam. Đến thủ đô Bangkok không giấy tờ, không tiền bạc, không biết tiếng Thái, ông bị đuổi ra khỏi phi cảng quốc tế Dong Muang. Thế rồi hoàn cảnh đưa đẩy ông gặp được Đức Cha người Hoa Kỳ đang ở Udonthani miền Bắc Thái Lan, nơi ông về trú ngụ và làm việc từ đó đến giờ.

LM Dương Tấn Bằng kể rằng “lúc đầu thì học tiếng Thái ba bốn tháng, thế rồi Đức Cha người Hoa Kỳ qua nước Mỹ đi giảng để kiếm tiền giúp địa phận. Lúc đi ngài cho cha làm cha xứ của nhà thờ chính toà ở Udon đây. Một thời gian mấy tháng trời ở với Đức Cha thì mới đổi về một giáo xứ ở cách Udon độ hai trăm năm chục cây số.”

Thanh Trúc: Cha có bao giờ trở lại thăm Việt Nam ?

LM Dương Tấn Bằng: “Có một lần, năm 1991, mẹ ở bên Mỹ qua đây thăm, cha muốn mời mẹ qua Việt Nam để coi cái chỗ cha đã từng học và những người bạn cùng lớp làm cha xứ ở đó. Đã nộp đơn qua một công ty du lịch, đã chờ đợi năm bảy ngày mà họ không trả lời, nghĩa là họ không cho phép”.

Hướng về Việt Nam

Thanh Trúc: Trong lòng cha thì cha nghĩ cha là người Mỹ, người Việt Nam hay là người Thái Lan?

LM Dương Tấn Bằng: “Thật ra không phải cha mất gốc mất rễ nhưng vì đã muốn dâng hiến cả đời cho giáo dân Việt Nam cho nên cái lòng trí của cha bao giờ cũng hướng về đó.

Hiện tại ở nước Thái, ở Udon, có nhiều người từ Trung Bộ, người Nghệ An, Vinh, Hà Tĩnh, đến đây làm việc. Họ đến dự lễ ở nhà thờ mà cha đi làm lễ chiều này là thứ Bảy. Cứ Chúa Nhật cuối tháng là có cha người Việt Nam, cha Đức và cha Trực. Ba cha giảng bằng tiếng Việt Nam làm lễ bằng tiếng Việt Nam cho giáo dân người Việt Nam. Cho nên cũng do sự gần gũi và cũng ấm cúng trong lòng với người Việt Nam như xưa.”

Thanh Trúc: Nhắc về ngày 30 tháng tư năm 1975 ở Việt nam, kỷ niệm nào làm cho cha nhớ nhất?

LM Dương Tấn Bằng: “Tự vì cha đã ở trong chế độ mới với các “bác” những năm bảy tháng, nên cha cũng đủ biết những sự giả dối của họ. Có kỷ niệm là khi đó họ đưa dân lên khai thác ở trên núi và cha đã đi với họ.

Thế rồi buổi tối khi làm việc xong thì cha đã làm lễ ở ngoài trời và đã giảng về sự sống. Cha đã chơi chữ, nói đến ái quốc đến nước đến sự sống của con người bắt đầu ở trong nước ra. Cha đã phủ nhận giá trị của lý thuyết Marx Lenine. Hôm sau họ mời cha xuống núi, về giáo xứ Đà Nẵng, không cho ở với giáo dân nữa.”

Thanh Trúc: Đó là kỷ niệm mà cha nhớ nhất.

LM Dương Tấn Bằng: “Cha đã nói khi nào cha có thể mặc áo linh mục về Việt Nam thì cha sẽ về Việt Nam. Còn nếu họ bắt cha vận thường phục thì cha không về. Tại vì cha đã bị trục xuất với tư cách là linh mục thì cha sẽ về thăm với tư cách là linh mục. Thế thôi. Cha vẫn yêu nước Việt Nam.”

Thanh Trúc: Thưa linh mục Dương Tấn Bằng, xin cảm ơn tất cả những lời chia sẻ của linh mục.


:kiss
Last Edit: 8 years 10 months ago by Đinh Cường [ Tôma ].
The administrator has disabled public write access.

Tìm lại chim lạc đàn Dũng Chảo Ba 8 years 11 months ago #59150

.
Vài mẫu chuyện về cha Dương Tấn Bằng :

.
Từ John Tabor trở thành Dương Tấn Bằng
.


Năm 1963, một người lính trẻ cấp bậc binh nhì theo đoàn quân Mỹ sang Việt Nam để giúp miền Nam chống lại quân Bắc Việt.

Hai nơi anh binh nhì John Tabor đóng quân là Đà Nẵng và Bến Lức. Hai năm rưỡi chiến đấu trong quân ngũ, chứng kiến những cảnh tang tóc và mất mát của chiến tranh, chàng GI bằng mọi cách xin giải ngũ để đi tu và trở thành một linh mục.

Cha học ở Đại Chủng Viện Sài Gòn. Học tiếng Việt một năm trời lúc đầu cha không hiểu cho lắm, mãi năm thứ hai cha mới bắt đầu lĩnh hội được. Sau đó cha bắt đầu học chương trình mục vụ và tu sĩ để làm linh mục. Thế mà cha đã thi đậu và làm linh mục như anh em cùng học lớp với cha.

Đó là linh mục John Tabor hay linh mục Dương Tấn Bằng của 40 năm trước, đang nói chuyện cùng quí vị từ Udonthani, một tỉnh mạn Đông Bắc Thái Lan. Người đặt tên Dương Tấn Bằng cho ông lúc bấy giờ là Đức Cha Phạm Ngọc Chi:

Cha chịu chức phó tế ở Đà Nẵng, Đức Cha Phạm Ngọc Chi truyền chức cho cha. Ngày 29 tháng Tư năm 1974 cha chịu chức linh mục tại Mỹ.

Đó là thời gian ông trở về Vermont để thăm gia đình sau mười năm xa cách:

Cha có một thư đặc biệt của Tòa Thánh ủy quyền cho Giam Mục bên Mỹ truyền chức cho cha mà nhập vào địa phận Đà Nẵng, Việt Nam.


Cùng năm 1974, linh mục Dương Tấn Bằng trở qua Việt Nam, gắn bó với Đà Nẵng để rồi sau 30 tháng Tư 1975 thì bị trục xuất khỏi nơi đầu tiên của Việt Nam mà ông đặt chân tới khi còn là lính chiến 11 năm trước:


Ngày 30 tháng Tư

Hồi tưởng lại từng chi tiết những ngày trước 30 tháng Tư 1975, linh mục Dương Tấn Bằng kể:


Lúc đó cha ở một giáo xứ cách thị xã Đà Nẵng 20 cây số, ở trên núi gọi là Phú Thượng. Cha chánh xứ bị bệnh vào nhà thương, cha phải đảm nhận trách nhiệm trong giáo xứ.


Đà Nẵng thất thủ 29 tháng Ba, trước Sài Gòn một tháng. Một ngày cha đang làm lễ thì thấy cán bộ Bắc Việt vào trong giáo xứ, các ông xin dùng máy khuếch âm, yêu cầu giáo dân đừng có phản kháng vì Đà Nẵng thất thủ rồi, Bắc Việt vào đến nơi rồi.

Cha không muốn cho họ dùng tại vì máy khuếch âm của nhà thờ không bao giờ dùng vào việc chính trị. Thế rồi có một anh thanh niên trong Hội Đồng Giáo Xứ thấy cha cãi với họ, anh ta nói chuyện với cha để cha nhượng bộ cho họ dùng máy để họ yêu cầu đồng bào nộp súng ống ở dưới xã. Họ nói họ sẽ vào đến Sài Gòn ngày 29 tháng Tư, cha không biết và cứ tiếp tục làm việc mục vụ của cha trong thời gian chờ đợi.

Được hỏi ông cảm thấy gì những ngày trước khi Đà Nẵng bỏ ngõ, tại sao ông không tìm cách di tản khỏi Phú Thượng, linh mục Dương Tấn Bằng nói khi đó ông trong tư thế chuẩn bị nhưng không nôn nao cũng không sợ hãi vì đã quyết không rời bỏ giáo dân Phú Thượng:

Thật ra cha không ở trong thành phố, cha ở trên núi, chỉ nghe là họ đã tới đèo Hải Vân rồi và sẽ tới Đà Nẵng chỉ trong mấy ngày. Thế cho nên cha sửa soạn tâm tư như một người sẽ phải chết. Tại cha nghĩ cha là người Mỹ mà cộng sản khi họ vào họ sẽ thanh toán cha. Thế và cha nghĩ bổn phận của chủ chăn là giữ an toàn giữ bình an cho con chiên trong giáo xứ. Cha ở đây một mình còn cha xứ nằm nhà thương cho nên cha phải ở lại với con chiên. Chỉ có những người được mướn thì chạy trốn và bỏ đàn chiên, cha không phải người được mướn, cha là người tình nguyện ở lại Việt Nam thành cha không chạy, cha ở lại.

Người cộng sản đã không giết ông khi vào thôn Phú Thượng vì họ không thể tin có người Mỹ nào dám cả gan ở lại chốn hẻo lánh này:



Họ đâu có biết cha là người Mỹ, họ nghĩ cha là người Đức thành ra họ không làm gì hại cha. Khi cha nói cha là người Mỹ thì họ bỡ ngỡ tại sao cha dám xưng mình là người Mỹ là thù địch là đối thủ của cộng sản. Cha nói sự thật thì họ không tin vì họ nghĩ cha phải chạy trốn.

Thế rồi họ theo dõi cha, bắt buộc cha mỗi ngày phải xuống xã ở Đà Nẵng để trình diện. Họ không tin cha đâu, họ biết cha là người Mỹ mà đôi khi có thể có âm mưu chống đối. Mỗi ngày cha phải đi xe đạp từ trên núi xuống, hai chục cây số để trình diện với họ. Họ hẹn 9 giờ sáng, khi cha xuống đó thì họ bắt ngồi ở ngoài chờ đợi, chờ đợi.

Về sau khi đến đó mà thấy họ bắt ngồi chờ thì cha mở sách nguyện ra đọc. Khi thấy cha ngồi đó đọc kinh họ lập tức mời vào để người khác không thấy cha ngồi ở công an mà đọc kinh. Họ đối xử với cha một cách tử tế hơn, cũng mời uống trà, hỏi những điều cha làm trong giáo xứ xong rồi cho về.

Kỷ niệm nhớ đời của linh mục Dương Tấn Bằng những ngày đầu giáo xứ Phú Thượng hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát của bộ đội và công an miền Bắc là:

Một lần có hai cán bộ ngoài Bắc vào, họ nhờ một người trong giáo xứ dẫn tới cha vào buổi tối. Hai người xin xưng tội, xin làm phép bí tích giải tội cho họ.

Cha cũng hồ nghi là họ lập mưu để bắt cha, nhưng người trong giáo xứ bảo đảm cho cha họ là những người thật thà, muốn xưng tội vì gần tới lễ Phục Sinh. Cha hỏi họ tại làm sao cán bộ cộng sản mà vẫn còn giữ đức tin? Họ nói chúng tôi ở nhà với cha mẹ, cha mẹ dạy cho sống đạo, đọc kinh, học giáo lý để giữ đức tin, cho nên họ vào xưng tội với cha. Cha giải tội cho họ và cho rước Mình Thánh Chúa. Thế là họ đi khuất luôn, không bao giờ gặp lại nữa.

Chưa hết nỗi buồn lo khi thấy giáo xứ và con chiên Phú Thượng bị những người cầm quyền mới theo dõi kiểm tra liên tục, linh mục Dương Tấn Bằng còn thổ lộ ông đã bật khóc khi nghe tin mất Sài Gòn ngày 30 tháng Tư:

Cha thấy buồn lắm, cha biết không sớm thì muộn sẽ bị bắt và sẽ bị trục xuất ra khỏi nước. Cha đã cố gắng sao mà kéo dài việc ở Việt Nam, cha yêu mến nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam, cha muốn ở lại luôn mãi. Cha đã có ý dâng đời sống mình cho dân tộc Việt Nam và giáo hội Việt Nam. Thế rồi bây giờ Sai Gòn thất thủ, không sớm thì muộn cha cũng bị bắt.

Nỗi lo sợ của linh mục Dương Tấn Bằng biến thành sự thật không lâu sau đó:

Quả đúng như vậy, đầu tháng Chín năm 75 cha bị bắt đưa về gần thị xã Đà Nẵng, đi xe buýt vào Sài Gòn. Có hai cán bộ một nam một nữ ngồi hai bên cha, sợ cha thoát khỏi và đi vào rừng. Tại vì lúc đó cũng có một số người vẫn còn chống đối, chạy vào rừng để mà chống lại cộng sản. Họ sợ cha đi theo những người đó.

Trên đường đi, ông kể tiếp, khi ghé Nha Trang ở lại một đêm, những người áp tải ông có ý gán ghép người nữ cán bộ công an vào ở chung phòng với ông, bảo đây là vợ của ông. Biết mình bị gài bẫy, linh mục Dương Tấn Bằng mạnh mẽ phản đối và thức suốt đêm để cầu nguyện.

Về đến Sài Gòn, công an tạm giao ông cho Đại Chủng Viện ở số 6 đường Cường Để:

Đến ngày mùng 10 tháng Mười họ trục xuất cha. Đôi ba lần họ đã đưa cha vào sân bay, tới đó họ viện lẽ này lẽ nọ không cho đi rồi phải trở lại chủng viện chờ đợi.


Thề rồi chính cha phải vay tiền của một ông cha trong chủng viện để mà mua vé. Dù họ đuổi ra khỏi nước cũng phải có một vé máy bay của mình, không phải là cộng sản đãi một cái vé máy bay cho đi qua nước Thái.

Trục xuất khỏi Việt Nam

Bị đẩy lên máy bay đi khỏi đất nước ông coi như tình yêu của mình, xuống phi trường Bangkok của Thái Lan không giấy tờ, không tiền bạc và không biết tiếng Thái, cứ thế ông lần ra khỏi phi trường Dong Muong.

Chẳng biết làm thế nào, linh mục Dương Tấn Bằng ngoắc đại một chiếc taxi, làm dấu Thánh giá để may ra tài xế hiểu ông muốn gì. Và may đâu khéo là may, người lái tắc xi đoán ra, đưa ông tới một nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế trong thủ đô Bangkok, nơi đang có một vị linh mục người Mỹ:

Ở lại với các cha Dòng Chúa Cứu Thế, cũng may mắn họ cho ở đó hai tuần. Thế rối trong dịp có việc mừng Lễ Quan Thầy trong giáo xứ Udon , ông cha kia mời cha đi với ông lên mừng Lễ Quang Thầy Giáo xứ, cha cũng đi với ngài luôn.

Thấy ở Đông Bắc nước Thái khá nghèo và cũng khá đông người Việt Nam, cha tình nguyện ở lại Udon luôn để phụng vụ cho người Việt Nam. Lúc đó Đức Giám Mục là người Mỹ và Hội Thánh mẹ ở La Mã đã yêu cầu các giám mục ngoại quốc nhường chức cho các giám mục người địa phương lên thế vì lo sợ chủ nghĩa cộng sản sẽ lan tràn trên nước Thái.

Chính vì nỗi lo sợ đó mà khoảng thời gian 40 năm về trước, linh mục Dương Tấn Bằng giải thích tiếp, cuộc sống của người Việt trên đất Thái, gọi là người Việt Nam cũ, không thoải mái và khá giả như bây giờ. Linh mục Dương Tấn Bằng, nay trở lại với tên John Tabor, quyết định ở lại với Udonthani từ cuối 1975 đến giờ:

Người Việt Nam cũ từ Thế Chiến thứ hai đã đến nước Thái để tránh chiến tranh ở Việt Nam và Lào. Họ đến lập cư ở nước Thái mà không có một tư thế pháp lý, không có giấy tờ, không thể hành nghề, không thể làm việc.

Mãi về sau này chính phủ nước Thái cho họ nhập tịch thì họ có thể làm việc và sống như người Thái ở nước Thái.

Tiếp tục sống đời tu sĩ Công giáo ở Udonthani bao năm qua mà trái tim thì vẫn gắn bó với Việt Nam, linh mục Dương Tấn Bằng tâm sự giấc mơ trở về Sài Gòn rồi về Đà Nẵng, nơi ông gọi là quê hương của mình, mãi mãi là một giấc mơ xa vời:

Cha thấy tiếc lắm, tại vì từ đầu cha đã yêu cầu những người cao cấp trong chính phủ cho cha ở lại, đừng có đuổi cha ra khỏi nước. Cha không có một mưu ý ác ôn để mà chống đối chính phủ. Cha chỉ muốn giúp đỡ dân Việt Nam, cha muốn tình nguyện ở lại nước Việt Nam, cha tiếc cho đến ngày hôm nay. Cho đến ngày chết chắc là cha sẽ vẫn nhớ nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam.

Nhưng trong nỗi sầu ấy hình như đang thắp sáng một niềm vui đơn sơ, một niềm an ủi chợt thấy:

Bây giờ đây có nhiều người Việt Nam, đặc biệt người miền Trung Bộ qua nước Thái để làm việc. Bây giờ cha cũng có sự yên ủi một phần nào. Cha tiếp xúc với nhiều người Việt Nam qua nước Thái làm việc, cha làm lễ cho họ, dạy giáo lý cũng như làm việc đạo với họ, cũng là một sự yên ủi cho cha.

:music

Vừa rồi là hồi ức 40 năm sau của cựu lính chiến Hoa Kỳ John Tabor - linh mục Dương Tấn Bằng hiện tại.

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi do Thanh Trúc tóm lược.
Last Edit: 8 years 11 months ago by Đinh Cao Thắng.
The administrator has disabled public write access.

Re: Tìm lại chim lạc đàn Dũng Chảo Ba! 10 years 7 months ago #49423

Nhớ ơn Cha Gioan Phạm Đình Nhu Giám Đốc TCV thánh Phaolô Xuân Lộc .


Cha hiền an dưỡng ở HƯU - GIA .

Nhưng luôn thương nhớ đàn con xa .

Ơn Cha dỗ dậy , cao hơn núi !

Chúng con chân thành cám ơn Cha.


Chảo Ba.
Last Edit: 10 years 7 months ago by Nguyễn Đình Dũng (Dũng Chảo Ba - Lớp Tôma).
The administrator has disabled public write access.

Re: Tìm lại chim lạc đàn Dũng Chảo Ba 10 years 7 months ago #49402

Nguyễn Đình Dũng wrote:
Mình cũng rất dzui khi được ngắm lại bạn xưa. Thấy đầu bác tóc còn xum xuê quá,mình thèm quá,chảy cả
nước dzãi ra đấy bác ạ!Biết vậy mình làm Bad boy cho nó rồi! Làm thân good boy cũng lắm nỗi truân chuyên lắm bác ạ."Người đây nhưng tóc nơi nao"


Đừng ngồi than thở uổng đời trai!

Còn đó tương lai năm tháng dài

Nhiều bác “good boy” tóc chẳng trụi

Hỏi xem biết cách xử nay mai!

Last Edit: 10 years 7 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 33, Nguyễn Đình Dũng (Dũng Chảo Ba - Lớp Tôma)

Tìm lại chim lạc đàn Dũng Chảo Ba 10 years 7 months ago #49393

Đọc những hy sinh hãm mình Dũng Chảo Ba đang chịu, thấy mình thật là tội lỗi.
Gương nhân đức của anh làm mình phải vội quay về với bờ bến cũ mà thôi.

Ấy là mình đang nghiên cứu về đạo Hồi, thấy khoái quá nên quyết chí cải đạo. Điều làm mình
sướng nhất là chết bình thường mà lên thiên đàng được lấy 7 bà, xét thấy mình cũng đủ
tiêu chuẩn ấy rồi. Còn chịu khó ôm mìn nhảy vào chỗ đám đông cho nổ tan xác thì đương
nhiên lên chức thánh, vào thiên đàng được ngồi mâm trên với các đấng, cả đời ăn chơi múa
hát, sức khỏe vô biên, tiêu chuẩn được hưởng là lấy 70 tiên nữ làm vợ.Thân già này xá chi
vài kí TNT mà đời sau quá sướng.

Nghe bạn kể, chỉ với 1 boss đã phải bực mình, nhẫn nhịn và tha thứ tới 70 lần 7 rồi (490 lần),
ngồi tính tiếp nếu 70 bà mà nhân lên bằng ấy sự nhẫn nhịn, nhiều quá, em xin... thôi, về lại với
boss của mình thôi.

TOM 65
Last Edit: 10 years 7 months ago by Đinh Cao Thắng.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 33, Nguyễn Đình Dũng (Dũng Chảo Ba - Lớp Tôma)

Re: Tìm lại chim lạc đàn Dũng Chảo Ba 10 years 7 months ago #49371

Đinh Cường [ Tôma 14 ] wrote:
Rất vui khi được nhìn lại bạn xưa . ' Người đây nhưng tóc nơi nao ? Không biết còn những gì thay đổi nữa . Dù sao được BX khen good boy là còn yêu đời phải không Bác. " . Mình gặp nhau lần sau cùng ở nhà Hiệp ngày giỗ T.Bình , thấm thoat đã 34 năm sao không thay đổi cho được . Thân

Mình cũng rất dzui khi được ngắm lại bạn xưa.Thấy đầu bác tóc còn xum xuê quá,mình thèm quá,chảy cả
nước dzãi ra đấy bác ạ!Biết vậy mình làm Bad boy cho nó rồi! Làm thân good boy cũng lắm nỗi truân chuyên lắm bác ạ."Người đây nhưng tóc nơi nao".Thật đúng "No pain no gain",Bác ạ.Mình phải ăn chay rồi hãm mình hy sinh không dám nói to tiếng hay nói lời cộc cằn thô lỗ để tránh làm mất lòng Boss bà.Lúc nào cũng ráng lựa những lời ngọt ngào như mật ong để rót vào tai boss bà vì như Bác đã biết các nhà tâm lý đã tìm ra là "Yếu điểm của đàn ông là con mắt,còn đàn bà là cái lỗ tai".Đến đây,nỗi
truân chuyên cũng chưa hết Bác ạ.Lại còn những lúc bà boss làm mình bực mình khó chịu ,mình phải nhẫn nhịn tha thứ không những 7 lần mà tới 70 lần 7 như lời Chúa dậy trong Thánh Kinh mà Bác phụ trách hàng ngày đó .Khổ lắm Bác ạ .Vài hàng tâm sự .Tha thiết xin Bác cầu nguyện thật nhiều cho mình có nhiều sức mạnh để sống Lời Chúa cho trọn vẹn.Đó là biết YÊU THƯƠNG và THA THỨ. Tình thân. Chảo Ba.
Last Edit: 10 years 7 months ago by Nguyễn Đình Dũng (Dũng Chảo Ba - Lớp Tôma).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Hùng 33, Phi Mạnh Hùng (Lớp Tôma)

Re: Tìm lại chim lạc đàn Dũng Chảo Ba 10 years 7 months ago #49309

Rất vui khi được nhìn lại bạn xưa . ' Người đây nhưng tóc nơi nao ? Không biết còn những gì thay đổi nữa . Dù sao được BX khen good boy là còn yêu đời phải không Bác. " . Mình gặp nhau lần sau cùng ở nhà Hiệp ngày giỗ T.Bình , thấm thoat đã 34 năm sao không thay đổi cho được . Thân
The administrator has disabled public write access.

Re: Tìm Lại Chim Lạc Dàn Dũng Chảo Ba! 10 years 7 months ago #49308

Bùi Xuân Dương (Điệp) Toma 66 wrote:
Như Điệp đã viết một vài lần trên diễn đàn, mình rất may mắn đuợc Hùng31 tìm lại được sau một thời gian dài 46 năm, khoảng mấy tháng trước dịp họp mặt đai gia đình CCS Phalo XL tháng 7 năm 2012 tại Atlanta, USA. Dũng biết không, người đầu tiên mình nhớ lại chính là Dũng, con cha Bảo dạy nhạc, không kể Bình, Thơ và Xinh là những anh em cùng Thị Xã Vũng Tàu. Mình hỏi Hùng31, lúc đó Hùng31 chỉ biết Dũng có lẽ đang sinh sống bên Canada, nhưng chưa tìm được. Nay Dũng đã về...và chắc chắn rằng Dũng rất vui mừng, và mình chung niềm vui với bạn. Có dịp nào đi Mỹ thì cố gắng ghé thăm Hùng31, Điệp, Bình...và anh em.
Cầu chúc bạn & gia đình luôn an bình trong hồng ân Ngài.
Điệp Toma 66

Thành thật cám ơn bạn hiền đã nhớ đến mình và những lời cầu chúc rất tốt lành cho mình và GĐ mình.
Bạn biết không mình rất ngạc nhiên và không ngờ gặp lại bạn trong lúc này sau gần nửa thế kỷ xa cách.
(1967-2013).Mình chỉ còn nhớ hình ảnh của 1 Dương Điệp rất cứng rắn khi phản ứng lại những lời trêu
ghẹo của Chung méo.Thế thôi!

Một điều khác làm mình ngạc nhiên nữa là Lòng Đạo của bạn hiền ,như Cụ Tân sồ đã nhận xét rất đúng là
Cao vời.Sau này lên Thiên Đàng chắc chắn ở chỗ cao .Vài hàng thăm bạn hiền và không quên cầu
chúc bạn và GĐ mỗi ngày 1 yêu mến Chúa Mẹ và anh em nhiều hơn !

Tái bút :tha thiết xin bạn hiền cầu nguyện nhiều cho mình để ý Chúa được tỏ hiện vì mình có ý định về
hưu non từ lâu .Nếu được vậy chắc chắn mình sẽ ghé thăm anh em đặc biệt bạn hiền Dương Điệp trong
1 ngày gần đây.

Tình thân.

Chảo Ba! :)
Last Edit: 10 years 7 months ago by Nguyễn Đình Dũng (Dũng Chảo Ba - Lớp Tôma).
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012