Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1
  • 2

TOPIC: NGÀY GIỖ TỔ

NGÀY GIỖ TỔ 9 years 2 months ago #57769

.
Cám ơn cha Tân đã chia sẻ với anh em lá thư quí giá này. Đọc thư thấy thương ĐC tuổi cao sức yếu phải trông coi giáo phận lớn nhất nước, kiêm luôn Chủ Tịch HĐGMVN trong hoàn cảnh khó khăn tư bề.
Thời ĐC Nhật có hai công trình lớn nhất là TT ĐM Bãi Dâu và tượng đài Chúa Kitô Vua núi Tao Phùng. Thứ hai là chương trình Gíao Lý Hồng Ân.Trong thư ĐC nhắc tới công trình này khá nhiều: soạn giáo án, thủ bản, bản nhạc, băng cassette...cho các cấp giáo lý. Tloi hân hạnh được đóng góp khoảng 400 bài ca giáo lý cho các cấp và Em Ca Tin Mừng về chủ đề lời Chúa mỗi chúa nhật và lễ trọng. Ngày nay, sau 25 năm, theo yêu cầu của UB Giaó Lý GP, Tloi đang sưu tầm, sửa chữa, bổ túc những ca khúc đó, cho in và thu âm lại. Đợt đầu đã phát hành cấp 1:Đến Bàn Tiệc Thánh (GL Xưng tội, RL lần đầu).
Last Edit: 9 years 2 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

NGÀY GIỖ TỔ 9 years 2 months ago #57768

Sau đúng 25 năm từ khi bức thư được viết ra, trong tình thân huynh đệ của các cựu tiểu chủng sinh Xuân lộc, tôi post lên bức thư này lên để chia sẻ và tưởng nhớ vị linh hướng và và thày dạy tu đức của TCV Xuân lộc. Ngài gửi thử này trong lần xuất ngoại đầu tiên sau 1975. Lúc đó ngài đang trọ tại nhà Casa Vietnamita hoặc Foyer de Phat-Diem (cơ sở đón tiếp các ĐC Việt nam tại Rome và cũng là cơ sở kinh doanh của các cha gốc Phát Diệm, được khởi sự từ thời cha Vũ Điện (hình như cha bố của cha Trần Minh Phú). Khi đó tôi đang trong những năm học thần học tại đại chủng viện Mỹ.

Suốt chiều dài thời gian của TCV Xuân lộc, đã có hai đời đức cha (Lê Văn Ấn và Nguyễn Văn Lãng), ba đời giám đốc hoặc bề trên (thời cha Phượng ở Phú Nhuận, cha Điệu ở Vũng tầu + Phước Lâm, cha Nhu ở Phước Lâm + Xuân lộc). Có nhiều cha giáo, và các thày đại chủng viện đi giúp cũng như thày ngoài đời vào dậy học đã góp công giáo dục trong một thời gian nào đó, dài ngắn tùy người. Duy một vai linh hướng chỉ có mình cha Phao lô Nguyễn Minh Nhật đã đồng hành suốt thời gian tồn tại của tiểu chủng viện, từ khai sinh tới kết thúc, từ bước phôi thai ăn đậu ở nhờ ở Phú Nhuận tới thời ổn định tại đất nhà Xuân lộc, cho tới khi TCV Xuân lộc tan hàng, xóa tên gọi.

Tôi post lên bức thư này trong tâm tình khiêm tốn chia sẻ. Anh em được dịp nhìn lại chính thủ bút, nét chữ ký của vị linh hướng khả kính. Cũng qua đó chúng ta hiểu được tâm tình trăn trở của ngài khi bước vào một giai đoạn khốc liệt của hoàn cảnh đất nước, khi ngài đứng đầu hội đồng giám mục VN, vai trò lãnh đạo Công giáo cao nhất vào thời điểm đó. Chúng ta sẽ hiểu những day dứt khó khăn nội tại và ngoại tại, từ sức khỏe cá nhân tới những giới hạn và phiền toái ngoài xã hội.

Qua đó chúng ta cũng hiểu tâm tình săn sóc để ý đến nhiều chi tiết, các sinh hoạt giáo phận, các linh mục, các thày làm việc bên cạnh (lúc đó, đức cha Hiệu làm việc bên ngài vẫn chưa chính thức có hộ khẩu), các người quen biết... Đức cha Nhật có biệt tài nhớ tên người rất đặc biệt. Thú thật nếu tôi được đặc ân này chỉ một phần của ngài trong làm việc mục vụ thì hay biết mấy! Người giáo dân bắt tay tôi giới thiệu mình hoặc người này người kia là Bob, Steven, Julie, Cynthia… Ít ngày sau tôi chỉ có thể nói hello nhưng không đọc được tên gọi người đối thoại. Điều đó nói lên sự đặc thù đáng trân trọng và nói lên sự quan tâm của ngài đến với bất cứ ai gặp ngài hoặc tiếp xúc với ngài.

Còn mấy ngày nữa là ngày 25 tháng Giêng, ngày bổn mạng của ngài (quen gọi lễ thánh Phao lô trở lại, hoặc lễ thánh Phao lô ngã ngựa) , các học trò cũ xin chân tình kính nhớ đến ngài và dâng lời cầu xin Chúa thưởng phúc trường sinh cho ngài. Cũng xin ngài cầu nguyện và xin Chúa chúc lành cho các học trò cũ, là con cái tinh thần của ngài trong muôn nẻo đường khác nhau của cuộc sống.


Để đợc thư cho dễ, anh em right click vào bức thư rồi save picture as.... Khi mở lại picture mình có thể zoom lớn hơn cho dễ đọc. Khi post lên trang web này, hình bị giảm resolution rất nhiều so với original copy, nên hơi mờ và khó đọc. Có mấy chữ ngài hay viết tắt theo kiểu chữ hoa: HĐGM, hoặc HĐGMVN sẽ hiểu là Hội đông giám mục, hoặc Hội đồng giám mục Viet nam, hoặc TGM được hiểu là Tòa Giám Mục.

Part of the message is hidden for the guests. Please log in or register to see it.
Last Edit: 9 years 2 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.

NGÀY GIỖ TỔ 9 years 2 months ago #57744

.
Mời ACE đọc lại tâm tình của Duy An với NGƯỜI MẸ HIỀN - ĐC Phaolô Maria

www.tcvphaolo.net/index.php?option=com_kunena&view=topic&catid=38&id=4&Itemid=109
The administrator has disabled public write access.

NGÀY GIỖ TỔ 9 years 2 months ago #57743

.
Dân Phúc Nhạc có cách phát âm đặc thù là hay nói dấu ngã ra dấu hỏi.Gặp quân Phúc Nhạc bọn mình như cụ Hòa Râu hay còn gọi là Hòa Điếc, Sơn (Thái hay còn gọi là Sơn Se Điếu, Thắng, Toàn (2 anh em này lớp MVN, về sớm lắm, chẳng thấy sinh hoạt bao giờ), Hiệp Tàu, Bình Vũ, Thân,thánh Loi, Tống Duy Linh, Thành, Khánh...Cha LH hay chọc quê: "Quân Hàng Xả ăn thịt mở, uống nước lả, bị thổ tả cả lủ cả lỉ, chết chôn một lổ...".Quê Ngài ở Thượng Kiệm, chắc cũng gần Phúc Nhạc. Hơn nữa, Ngài tu tại nhà tràng (TCV)Phúc Nhạc mấy năm nên còn lạ gì "quân Hàng Xả".
Last Edit: 9 years 2 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

NGÀY GIỖ TỔ 9 years 2 months ago #57741

Tên Phản đồ
-Anh ơi!
-Gì em?
-Trong các linh mục dạy dỗ anh,anh thương cha nào nhất?
-Anh thương cha Linh Hướng Nguyễn Minh Nhật nhất.
-Sao vậy anh?
-Vì cha vừa là cha vừa là mẹ.Cung cách của ngài và cách đối xử của ngài đối với các chú chủng sinh bọn anh thiệt là hiền lành,dịu dàng như người mẹ.Em nghe bài Lòng mẹ thế nào thì cảm nghiệm của bọn anh với cha Linh hướng như vậy.
-Anh à, vậy thì coi như các anh là đệ tử của cha phải không?
-Ừ.
-Ha ha ha ha. Các anh trong chủng viện thánh Phao lô đều là đệ tử của ngài,còn anh,ông chồng Văn nhà bệnh của em là tên phản đồ nghĩa là thằng đệ tử phản thầy.
-Vô lý! Anh thương cha thấy con mụ nội luôn!
-Em còn nhớ anh kể cho em nghe về một bữa trưa trước giờ ăn,cả chủng viện gồm ba lớp Tôma,MVN và Chúa Hài Đồng (Sau này là Tôma Thiện)ngồi nghe cha Linh Hướng Phao lô Maria Nguyễn Minh Nhật huấn đức trong nhà thờ Phước Lâm cũ.Cha kể chuyện một con sáo trú trong nhà thờ,hằng ngày sáo nghe giáo dân đọc kinh và nó nói được chữ Giêsu như người ta.Một hôm sáo bay đi kiếm ăn và nó bị một con chim ó đuổi bắt.Lúc cận kề với hiểm nguy,sáo cất tiếng kêu "Giêsu".Con chim ó đã bay chỗ khác và không làm hại đến sáo.
-Ừ,anh còn nhớ chuyện ngài kể và cũng nhớ là có kể cho em nghe.
-Sau đó thì sao hỡi ông chồng "Nhà bệnh" của tui?
-Ai nhớ!
-Sau đó anh nói:"Hồi đó anh tin chuyện này lắm.!Bi giờ mà cha linh hướng mà kể như vậy-Anh tin CHẾT LIỀN!"
Anh đúng là "Thằng Phản đồ" ,mà em tin chắc rằng anh em trong chủng viện thánh Phao lô chỉ có một mình anh là phản đồ mà thôi!.Ha ha ha ha
(Không biết anh em có ai nhớ chuyện này năm 1968 không hè?)
The administrator has disabled public write access.

NGÀY GIỖ TỔ 9 years 2 months ago #57728

:respect :respect

Xin cám ơn cha Tân, tái xuất giang hồ với câu chuyện làm cho con cười muốn ...té..ghế luôn.!!!

:respect :respect :respect :respect :thankyou :thankyou :respect :respect :respect :respect
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 31

NGÀY GIỖ TỔ 9 years 2 months ago #57726

Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện) wrote:
Anh em nào nhớ chuyện "Hỡi Mađalêna,con hãy lánh xa cha ra không thôi thì mọi sự khốn khó sẽ đổ lên đầu con" do cha Linh Hướng kể thì mới là tài!


Gớm! Bác Văn được Chúa ban trí nhớ hơi bị dai! Khó có ngày nào thấy bác bị lú lẫn. Con cháu khó lòng qua mặt mà gạt được bác. Giá kể khi học La tinh bác nhớ kỹ các mẫu chia danh từ động từ thì hay biết mấy!

Theo thói quen Mỹ, khi nhớ về người quá cố người ta hay kể lại những truyện hay và cả khôi hài để tưởng nhớ. Cha Linh hướng Nhật sinh ra và lớn lên ở một hoàn cảnh giáo xứ tốt lành mộ đạo Thượng Kiệm thuộc địa phận Phát Diệm. Ngài cũng là người có trí nhớ rất tốt và thường kể lại nhiều câu truyện đã nghe và đã được truyền khẩu. Câu truyện này chắc chắn ngài cũng nghe kể từ người khác và tôi nhớ ngài có kể lại một lần không biết khi nào hoặc vào dịp nào.

Truyện bác Văn khơi mào: "Hỡi Mađalêna,con hãy lánh xa cha ra không thôi thì mọi sự khốn khó sẽ đổ lên đầu con" là một trong những truyện tiếu lâm nhà đạo cha LH Nhật đã kể, nhưng cũng có lẽ có những vị khác kể. Những truyện loại này có chút ít dính líu đến sự kiện that, nhưng được thêu dệt mầu mè thêm thắt, hoặc cũng có thể hoàn toàn được bịa ra và truyền miệng với mục đích khôi hài.

Ở một số giáo xứ miền Bắc nhất là trong các địa phận dòng, tiêu biểu là Bùi chu, hay có những cuộc “mở lễ” tức là tổ chức linh đình trọng thể và tốn kém để đóng lại tuồng thương khó của Chúa trong mùa chay. Một giáo xứ kia tổ chức nguyên tuồng dài thương khó với các vai đóng như thật: nào là bắt quân dữ, Chúa bị đánh đòn, vác thánh giá. Vào hồi kết là tuồng “dưới chân thánh giá”, trong đó có Chúa Giê su trên thánh giá, có thánh Gio an, Đức mẹ, và bà Magdalena đứng phía dưới.

Thói thông thường của dân chúng xưa kia là hễ có tụ họp lễ lạy là có cỗ bàn đánh chén vui vẻ, cho khỏi nhạt miệng khi ngồi lại bàn tính công việc. Một ông kia được phân bổ đóng vai Chúa Giê su hôm trước xơi hơi kỹ món tiết canh và thịt cầy rựa mận. Hôm sau đang hồi đóng tuồng thương khó, lúc trên cây thánh giá, ông cảm thấy bụng dạ lọc ọc sôi sục muốn phóng ngay vào restroom. Vì đang đóng vai thương khó ông cố gắng nín nhịn lại và càng lúc càng như khó kìm chế nổi.

Đứng dưới chân thánh giá, nhân vật nữ đóng vai Ma đa lê na thủ vai rất xuất sắc. Nàng khóc lóc ôm ghì thánh giá như rất can đảm và trung thành với Chúa đến giờ phút cuối. Thấy tình thế khó cầm cự hơn, vai đóng Chúa Giê su không thể nói sự thật mình đang chống chọi với cơn mót diarrhea. Bị cột chặt trên thánh giá giả làm bị đóng đinh, ông nhìn xuống thấy Ma đa lê na cứ khóc lóc thảm thiết ngay vị trị thẳng đứng của vật rơi. Ông sợ mình khồng nhịn nổi thì khối lọc ọc kia sẽ tuông bất ngờ xuống. Ông khéo léo dùng đúng hoàn cảnh tuồng thương khó để ám chỉ và quát to lên với vẻ mặt nhăn nhó, đang phải chống cự sự chuyển động bên trong:

"Hỡi Ma-đa-lê-na hãy xa ta ra kẻo khốn"

Nghe thấy vậy Madalena càng ghì chặt thánh giá khóc lóc thảm thiết. Thiên hạ chung quanh thấy các nhân vật đóng tuồng thương khó quá hay vỗ tay rầm rộ. Ma đa lê na cố gào lên ghì chặt thánh giá:

"Con quyết không rời xa thầy"

Thấy tình thế quá căng thẳng, vai đóng Chúa Giê su tức mình quát lên:

"Hỡi Ma đa lê na ta đã nói rồi, hãy xa ta ngay lập tức kẻo sự khốn khó sắp đổ trên đầu con."

Vì được khán giả vỗ tay cổ vũ, người đóng vai bà Ma-đa-lê-na vẫn ôm chặt thánh giá khóc lóc như một diễn viên nhà nghề. Thế rồi, sự gì phải đến đã đến. Từ phía cao trên thánh giá, nhân vật đóng vai Chúa Giê su nín nhịn không nổi nữa, nên đành tương xuống nguyên khối diarrhea lên đầu Ma-đa-lê-na.

Bà giận quá, vuốt tóc chùi mặt ngước lên chửi: Đồ khốn nạn, cha tổ bố nhà mày….

The End - Vỗ tay!
Last Edit: 9 years 2 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.

NGÀY GIỖ TỔ 9 years 2 months ago #57724

Kính nhớ hương hồn người mẹ hiền của tâm hồn.
Ký ức về Cha linh Hướng thì mỗi người đều còn ghi sâu nhiều kỷ niệm.
As for me, living is Christ and death is a gift
The administrator has disabled public write access.

NGÀY GIỖ TỔ 9 years 3 months ago #57715

Anh em nào nhớ chuyện "Hỡi Mađalêna,con hãy lánh xa cha ra không thôi thì mọi sự khốn khó sẽ đổ lên đầu con" do cha Linh Hướng kể thì mới là tài!
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco)

NGÀY GIỖ TỔ 9 years 3 months ago #57703

Gớm! Bác thánh Loi nhanh tay copy được tấm ảnh ĐC Nhật đứng trên tầu Victoria khi về nước. Đây là tấm hình Trần Văn Tân có nguyên bản và đã scan rồi đưa lên mạng từ thời anh em lớp Pio X còn tụ họp viết bài trên trang mạng Ngọn Nến Nhỏ, tiền thân của trang mạng hiện tại. Nói về ĐC Nhật thì có nhiều lắm. Anh em lớp Pio X có cơ hội sống gần ngài nhiều năm sau 1975 và qua nhiều sóng gió. Trong thời kỳ nguy hiểm sóng gió tại Tông Đồ Nhỏ, cha giám đốc TĐN lúc bấy giờ là cha Trần Quang Châu đề nghị có một anh em luôn ngủ trong phòng với ĐC đề phòng những bất trắc. Những người được ĐC chọn để ngủ cùng phòng với ngài là Lâm Đình Lịch (Mẹ Vô Nhiễm) Trần Văn Minh (Tô ma Thiện) Trần Văn Tân (pio X) Nguyễn Đức Quỳnh (lớp Savio, con ĐC). Đặc biệt vào những năm cuối của thời kỳ sống tại TĐN, tôi ở bên ĐC nhiều hơn. Từ từ khi có giờ rảnh sẽ chia sẻ với anh chị em sau.
Last Edit: 9 years 3 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1
  • 2


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012