Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21)

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 8 years 8 months ago #60218

Cám ơn cha Tân, hồi ký thật hấp dẫn !


==========
Hồi đáp:

Cám ơn Sáng! My pleasure!

Tân Trần
Last Edit: 8 years 8 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Trần Văn Tân

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 8 years 8 months ago #60203


Trong dịp đại hội tại Orange county 2015 vừa qua, tôi có kể lại chút câu truyện về Chủng viện ít ngày ngay trước và ngay sau cuộc chiến khốc liệt nhất tại Xuân lộc. Tôi cũng có nhắc đến cuộc sống của riêng lớp Pio X tại Bạch lâm Gia tân (Gia kiệm) với Đức cha Nguyễn Minh Nhật. Mấy anh em có hỏi thêm về những ngày tháng đó. Bài hồi ký này thuật lại khá đầy đủ hoàn cảnh sau April 30, 1975. Nếu có giờ mời anh chị em đọc lại.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco)

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 7 months ago #49697

.
Dương Văn Hoằng quê Mẫu Tâm hả? Mình Phúc Nhạc sát nách nhau mà không biết. Mình đánh bạn với thày Thành Thiến Nghé (bây giờ là quản hạt Long Thành).Thày vào giúp cha già Nguyên. Sau khi cha già mất, thày Thành chịu chức LM và làm chánh xứ MT. Mình vào thăm, ngài kể: tối hôm đó cả nhà ngửi thấy mùi thối. Mấy ông trùm ra vô cũng thấy thối. Nhiều người không nói ra nhưng bụng nghi là cha già về thăm.Mấy chú giúp lễ sợ giúm lại. Cha xứ ra lệnh mọi người xục xạo khắp mọi xó xỉnh. Có người phát hiện ra mùi thối tỏa ra từ nhà kho.Mọi người ập vào. Té ra một sọt trứng vịt thối. Cha già mua để ăn dần hay tính tổ chức đám gì đó nhưng chưa kịp thì ngã bệnh...
The administrator has disabled public write access.

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 7 months ago #49695

Cám ơn Dương Văn Hoằng đã chia sẻ câu truyện rất thật, rất vui, rất ngộ nghĩnh. Mà đúng vậy, Mẫu tâm và Tân Yên không xa gì Gia Yên, chỉ nằm lùi vào phía trong đường quốc lộ 20 một chút, nhưng dường như ánh sáng văn minh bị phong tỏa triệt để, không chiếu vào dược! Có lần mình cũng có dịp vào thăm và nói chuyện với cha già Nguyên. Nói là cha già chứ lúc đó ngài cũng chỉ ngoài 60, nghía là chi hơn anh em minh bây giờ khoảng 10 tuổi. Ngài kể về chuyến đi Pháp thăm họ hàng của ngài và tấm hình chụp với mấy đứa cháu và vài đứa đầm con nít. Vậy mà lúc đó thấy ngài thuộc thế hệ khác hẳn. Bởi vậy người ta khảo cứu và cho biết rằng muốn có thân thể khỏe mạnh, phải tập thể dục. Muốn có đầu óc tinh nhanh linh lợi phải xử dụng computer.... Rất vui và hân hạnh gặp lại "trò cũ" Dương văn Hoằng trên diễn đàn. Thú thật, thời mở lớp nhạc, có khá nhiều học viên, nên quả thật mình chỉ nhớ rất chung chung.
Last Edit: 10 years 7 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 7 months ago #49693

Thời đó đi học đàn nơi TĐN do thầy Tân dạy không biết các học viên khác đóng học phí thế nào nhưng mình thì được ca đoàn xứ tài trợ hết. Còn nhớ vào khoảng năm 81,82 xứ Mẫu Tâm, một xứ đạo nhỏ nằm trên quốc lộ 20, sát sau xứ Gia Yên, thành lập ca đoàn xứ. Trước đó hát lễ lớn hay nhỏ, chủ nhật hay ngày thường, lễ cưới hay cầu hồn đều do thiếu nhi đảm trách và cũng do chính cha già Nguyên tập. Thiếu nhi xứ mình hát lễ dễ thương lắm : một em lớn cất lên rồi tất cả hát theo, trộn lẫn các tông cao, tông thấp,các bè ''rống sĩ '' của các em thiếu nhi nhỏ tuổi.....đặc biệt không đàn đã nâng cao tâm hồn cộng đoàn trong khoảng thời gian quí báu nào đó. Bước đầu ca đoàn mới nhưng vẫn chưa mới là vẫn hát chay với cây đàn guitar của ca trưởng. Thế rồi một ngày đẹp trời nọ cha già Nguyên dạy rằng '' Hát phải đi đôi với đàn ''Thế là cũng một ngày đẹp trời khác một cây đàn harmonium mua từ SG chở về nhà ông chánh trương trong niềm hân hoan vui mừng của bao người. Thiên hạ kéo đến xem, đối với một số người có lẽ đây là lần đầu họ mới thấy hình dáng cây đàn đạp phành phạch mà phát ra tiếng nhạc kia. Cha xứ tươi cười, ca viên mừng hết biết. Tuần sau thằng bé với một anh nữa được cắt cử đi học .....đàn tại tu hội TĐN
Last Edit: 8 years 8 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 7 months ago #49683

.

Năm 1980 về Gia Kiệm, mình học đàn guitar accord, guitar solo và trống với một ông thày tốt nghiệp Nhạc Viện.Bộ trống của ông là trống chế. Thùng trống làm bằng xô nhựa lủng hoặc thùng bằng thau. Mặt trống caisse laire làm bằng phim chụp phổi, có căng hai sợi dây kẽm. Trống bass là cả một công trình.Phải lùng được chiếc thùng bằng tôn thật to. Mặt trống bưng bằng miếng vải sợi to bên trong áo giáp của lính. Bộ phận pe1dale làm bằng chiếc đùm xe đạp. Món này phải nhờ thợ hàn xì mới chế nổi. Chũm chọe làm bằng vung nồi rách.Năm ấy đến thăm thày Tân, mình truyền cho thày "bí quyết" chế trống như thế. Toàn bộ là đồ ve chai. Thế mà khi ngồi vào, quại lên nghe cũng ra trò, xập xình inh ỏi cả xóm.Mồ hôi mồ kê nhễ nhại như đi đập lúa về. Chỉ tội cho lỗ nhĩ của những người xung quanh. Nhà mình hồi ấy có ông bà nội già yếu. Chắc hai cụ thương thằng cháu đi tu ham vui nên không nói gì, chứ như đứa khác khua rối um sùm thế nào cũng bị "chưởi". Học xong hết mọi điệu, mình bê cả dàn trống kính biếu ông thầy.
Last Edit: 10 years 7 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 7 months ago #49668

Cám ơn Xuân Dung, Vũ Hải đã mau lẹ đóng góp phản hồi! Chuyện đẩy xe phân chỉ xảy ra vài năm đầu khi mới về TĐN. Lúc đó chưa biết làm ăn gì nên chủ yếu bám vào ruộng đất bằng bất cứ hình thức nào. Sau này anh em bung ra làm nhiều ngành nghề, việc trồng rau hầu như không còn, nên việc đi xin phân cũng chấm dứt.

Lớp dạy đàn piano được mở khoảng năm 79. Sau vụ đánh tư sản mại bản, và bá quyền sô vanh nước lớn (Chauvin) Trung quốc, một số dân Tầu Chợ lớn rời VN hoặc theo ngả biên giới Việt Trung, về lại Tầu, hoặc đi bán chính thức bằng đường biển. Giới tài phiệt Chợ lớn ra đi vì bị ép vào khuôn XHCN, tịch thu tài sản. Năm đói 78-79 làm nhiều người Việt cũng bỏ nước ra đi. Nói chung giới giàu có ra đi nhiều hơn, nên những thứ xa xỉ phẩm như đàn địch nhạc khí xuống giá phi mã. Lớp đàn piano được mở vào thời kỳ này. Phan Kế Sự lớp Pio X cũng tậu riêng một used piano hiệu Young Chang kê ở phòng khách ĐC. Tới năm 1980, Đặng Thái Sơn đoạt hạng nhất giải Chopin quốc tế ở Warsaw, và cũng là đã qua thời kỳ đói kém, phong trào âm nhạc lại rộ lên. Lớp nhạc được mở vào thời điểm rất hợp thời...


Last Edit: 10 years 7 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 7 months ago #49657

Cụ Tân viết tới đoạn này VH được biết thêm nhiều điều mới lạ chưa từng được nghe kể trong chuyến viễn du với cụ hồi năm ngoái sau ĐH CCS XL tại Atlanta. Té ra cụ Tân có học cả trống nữa, lại còn cả cây đàn accordeon nữa, qủa thật thời đó cụ "ôm" được "em" accordeon loại "pro" thì cụ là số một trong các buổi trình diễn văn nghệ ở xã Gia Tân thời đó, VH tin rằng có rất nhiều cặp mắt thèm thuồng cây đàn đó!
Không biết kỹ sư nào đã design được cái bàn đạp để đập trống bass từ cái ổ líp xe đạp hay quá hay!
Lại được biết ĐC Năng cũng một thời lui tới sinh hoạt với AE Tu Hội TĐN. Riêng về đoạn cụ Tân mở lớp dạy đàn Piano, chắc là từ đó trở đi cụ không phải đẩy xe...phân với anh em như lúc đầu mà lại có tiền dằn túi?
Last Edit: 10 years 7 months ago by Vũ Hải (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 7 months ago #49656


  • Posts:633 Thank you received: 966
  • Thương một đời hai chữ Việt Nam thôi: Đăng Trình!
  • Xuân-Dung's Avatar
  • Xuân-Dung
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Thế ra Cụ có một thời: “Kèm trẻ tại gia” :musicband

Còn nói về học nhạc, cũng vã mồ hôi như học … làm thơ!
Duy chỉ một điều rất hãnh diện khi cần khoe với ai đó: “Mình là học trò của Cha Nguyễn Xuân Thảo!” Oai qúa đi mất, nhưng tiếc là khóa học chỉ có ba ngày!

Cứ mỗi lần nói về đàn, lại nhớ đến chuyện: Học đàn Piano theo DVD được TV quảng cáo mấy năm trước: “How to learn Piano Overnight?” Nghe cái tựa sướng mê tơi, cứ tưởng “qua đêm” ít nhiều mình wuýnh được Piano! Bèn “nỉ non” với TH:

- Anh à, họ nói mua diã DVD này, học Overnight ...“qua đêm”... là biết wuýnh đàn Piano được nè.

TH trợn mắt [nhìn vợ thương hại]:

- Em cứ nghe ba cái quảng cáo đó, nó nói học "qua đêm", nhưng nó đâu có nói học “mấy đêm”!

Bỗng thấy mặt vợ "khờ ra", thương hại, chàng nhỏ nhẹ giải thích:

- Tụi quảng cáo nó nói Learn Overnight, nhưng đâu có nói mấy night !!!!

Vợ:
- Ừa, heng, sao mình không nghĩ ra ta! “Lý” mình lại thua hắn rồi! H…m…H…m H…m :cry !

TH's + [Thánh Giá của Tuyết Hầy]
Tuyết Hầy - Lớp PioX - SDB 194
Last Edit: 10 years 7 months ago by Xuân-Dung.
The administrator has disabled public write access.

Nhớ mãi hình ảnh Người. 10 years 7 months ago #49654

Phần 14

SINH HOẠT VĂN HÓA


Sinh hoạt văn hóa tại TĐN có nhiều kỷ niệm đáng được bàn đến. Thời mới ngay sau biến cố 30-4-75, do hoàn cảnh thời thế, một số cha giáo đại chủng viện ở nhiều nơi tụ về vùng Gia kiệm. Lẽ ra, sau khi xong trung học và mãn tiểu chủng viện, các đại chủng sinh hoặc đi giúp xứ, hoặc về học triết. Trong thời thế mới, liên quan vấn đề hộ khẩu, các thày không còn có cơ hội đi làm việc hoặc thực tập nơi giáo xứ. Các anh em tại TĐN sau khi học xong lớp 12, tất cả đều vẫn ở lại nguyên vẹn tại TĐN.

Theo quan niệm phổ thông cổ điển, triết học là bước nền tảng và là cỗ xe chuyên chở thần học. Triết học tạo căn bản trong cách lý luận, quan sát, và bối cảnh lịch sử của các nguồn tư tưởng. Nhưng trong hoàn cảnh mới đầy khó khăn và đầy thách đố, các đức cha quan tâm việc tạo nền tảng tinh thần và tu đức vững chắc cho các đại chủng sinh. Vì vậy có sự uyển chuyển trong giáo trình học tập: các chủng sinh dù vừa mãn trung học, cũng sẽ học song song cả triết học và thần học. Triết học là phương tiện giúp đào sâu thần học và biết cách tư tưởng. Nhưng các chủng sinh cần học thần học ngay để được thấm nhuần tinh thần về Chúa, về đức tin, về giáo hội, để được củng cố vững mạnh đời sống thiêng liêng qua chính các môn thần học.

Ngay tại vùng Gia kiệm, chúng tôi có các cha giáo Phạm Hảo Kỳ và cha Hóa chuyên về tu đức, cha Nguyễn Bích Đông (Đông Anh) chuyên về thánh kinh, đặc biệt thánh kinh cựu ước. Cha Đinh Thực từ giáo xứ Ninh Phát, phụ trách tất cả các môn liên quan đến triết học. Điểm đặc biệt về hai cha giáo Đông Anh và Đinh Thực là hai cha được huấn luyện chuyên biệt và du học lâu năm, đã từng là giáo sư dậy ở ngoại quốc, nên kiến thức và giáo án của các ngài rất đặc biệt xuất sắc. Hơn nữa cả hai đều thâm thúy các ngôn ngữ tây phương và cả Hán văn nên trong lối dùng từ ngữ và diễn tả trong các cours dạy học của các ngài tạo một sự thâm thúy tuyệt vời.

Trong một thời gian ngắn, cha Trịnh Thiên Thu bên Xuân lộc cũng qua giúp về môn Phụng vụ. Ngoài ra trong hoàn cảnh bất khả kháng và khó khăn đó, một số linh mục khác dù không là cha giáo thực thụ, cũng được mời để chia sẻ và giúp dạy học theo kiểu đàn anh đi trước thì truyền lại cho đàn em. Do đó cũng có những cha Trần Văn Bài, Phạm Cao Thanh, cha Tuấn lúc đó là phó Dốc mơ, anh hai, anh ba (cha Châu, cha Tiến) giúp ôn bài một số môn. Trong thời gian đầu, trong cảnh tranh tối tranh sáng, và chính sách cũng như lệnh từ xã hội chưa rõ ràng nên khi mở các lớp đó có sự tham dự của các anh em chủng sinh bên ngoài, hoặc đang sinh hoạt nơi các giáo xứ dưới hình thức tu tại gia, hoặc các nhóm nhỏ sống tập thể khác như Nhà Cha (Phú Quí), Chiến sĩ Chúa Giê su. Đến thời kỳ khó khăn hơn, các anh em ngoại trú (không sống tại TĐN) phải đến lớp học với ngoại dạng là những nông dân: đi đến lớp học với cây cuốc hoặc lưỡi liềm buộc theo thân xe, hoặc một bó dây khoai lang đằng sau yên xe. Sách học được đựng trong một bao đất hoặc bao gai được dây thung chằng sau xe. Đến thời nguy hiểm và quá khó khăn, việc tổ chức lớp học cho các chủng sinh ngoại trú chấm dứt và chỉ còn sinh hoạt riêng nội bộ trong nhà của các anh em ở chính tại TĐN.

Chỉ vài ba năm sau biến cố 30-4-75, Giáo hoàng học viện Đà lạt bị giải thể. Hàng ngày thày Nguyễn Năng, (sau này là Giám mục Phát Diệm) nhà rất gần tu hội TĐN, vẫn thường xuyên đi nhà thờ, đi lễ tại giáo xứ Bạch lâm, và đi ngang TĐN. Sau này trong thời kỳ khó khăn, chỉ còn thày là giáo sư chuyên môn về các môn thần học tín lý. Nhà thầy tới TĐN, nếu đi bộ chỉ khoảng 3 phút. Thày Ngân (Kim thượng) cũng đến giúp dậy thêm môn Pháp văn. Thầy Long (Chu) gốc Đồng công, có bằng cử nhân Anh văn, em cha Lãm Túc trưng, cũng đến giúp môn đàm thoại Anh văn. Sau này trong một chuyến rời quê hương, không ai nghe được tin tức gì về mọi người trong chuyến đi của thày Long - RIP, chắc tất cả đã đi vào lòng biển! Thực ra, anh em TĐN có may mắn gặp nhiều thày dạy chuyên môn và xuất sắc trong nhiều bộ môn.

Những năm đầu sau 75, phong trào thủy lợi, lao động xã hội chủ nghĩa và văn nghệ quần chúng rất được đề cao. Cứ cách vài ba tối, ông tổ trưởng trong ấp Bạch lâm lại đến rung chuông cổng nhà các thầy, nhắc nhủ cắt cứ mấy người hôm sau đi công tác thủy lợi... Sau này các thầy TĐN đăng ký vào ban văn nghệ ấp thì được miễn phần công tác lao động. Thế là lâu lâu khi ấp, xã có văn nghệ, các thày TĐN lại lo tập dượt mấy màn tủ, để lên sân khấu múa rối với quần chúng. Vậy mà dân lại thích các màn trình diễn của các thầy. Sau các màn trình diễn, khán giả nhiệt liệt hưởng ứng và lấy làm thích thú khen các thày rối rít.

Hai màn kịch hề "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau" và "Bắn máy bay" được các giai TĐN khai thác triệt để và cứ bản cũ xào lại nhiều lần, từ văn nghệ ấp tới xã, tới huyện. Những diễn viên kịch nổi tiếng thời đó là Đỗ Nam Trấn, Phan Kế Sự, Nguyễn Trí Dụng, Pham Bắc Tiến.... Tôi gọi là màn kịch hề, vì nghĩ lại đúng là một thứ hề hơi vô duyên. Trong thời buổi vất vả khó khăn buồn chán, ai cũng mong có chút hề để tạm nhếch mép cười, quên đi nỗi vất vả hàng ngày và sự tăm tối tương lai. Các giai TĐN đánh đúng tâm thức ngao ngán và khát vọng đó, nên đã khai thác đúng ngành diễn hề. Chẳng gì, thứ nhất vui cho chính mình, sau là làm khán giả vui lây theo kiểu tình huống trong truyện Kiều: "Mua vui cũng được một vài trống canh"

Thời đó, anh Hiệp (em của Đoàn râu), làm trưởng ban văn nghệ ấp, cứ lâu lâu lại gọi các thày đi tập văn nghệ và giao cho phụ trách vài tiết mục. Các trai gái bên ngoài đời luôn chọn những phần đơn ca, song ca, hoặc vũ. Một phần vì các mục đó dễ hơn, hợp với họ, và có dịp được nở mặt nở mày, nổi bồng bềnh. Các thày chọn phần còn lại là "tốp ca" (Hành quân đêm...) và hài kịch... Phần phụ trách của các thày luôn được xếp vào mục hay, nên hay được dành ở phần cuối văn nghệ để câu khách ở lại.

Riêng tôi, trong lần đi thăm cha bố ở miền Phước lý Nhơn Trạch, đang lúc đợi phà tại bến phà Cát lái, tiếng đàn accordéon của một ông cách mạng nào đó bên kia hàng rào của dãy nhà tập thể, đang chơi bài "Chiều Moskva" tạo cho tôi một ấn tượng và sở thích mới về nhạc cụ có vẻ Nga và XHCN này. Tôi dành được ít tiền, mua lại của một gia đình ở Biên hòa một cây accordéon hiệu Sopranini loại chuyên nghiệp 120 nốt bass. Sau it tháng tập dợt nhễ nhãi mồ hồi ơ mãi khu nhà bếp, với những bài học của vài cuốn méthods bằng tiếng pháp, tôi tạm xử dụng thành thạo tay trái chơi các boutons hợp âm. Tay phải chơi theo phím piano, tôi đã quen nên không khó khăn gì. Xin mở ngoặc, vì tiếng đàn accordeon khá lớn, không có nhà cách âm nào tại TĐN. Tôi buộc long phải rút xuống khu nhà bếp, để tập đàn và tránh làm ồn thiên hạ. Trong những lần văn nghệ ấp xã, tôi cũng ti toe trình diễn vài tiết mục, kéo mấy bài tủ: Lên Đàng, Con Kênh Xanh Xanh, Tiếng Chày Trên Sóc Bom Bô... Sau này anh hai nhắc tôi phải cẩn thẩn, kẻo vì cái đàn nhìn mắc tiền, coi chừng người ta tìm cớ lấy mất. Thế là tôi cũng giật mình nghĩ lại và thấy đúng. Từ đó bố bảo thằng bé cũng chẳng dám đem đi trình diễn nữa...

Cũng có một số chi tiết cần nói về tinh thần văn nghệ trong TĐN. Anh em cảm thấy học thần học hoài cũng thấy bở hơi tai và ngán đến cổ, nên cũng muốn học thêm cái gì đó. Anh em đề nghị anh ba, người trước đây là giáo sư vovinam tại võ đường Đại chủng viện Giu se Cường Để, dạy cho anh em vài ngón cho dễ ngẩng mặt với đời. Anh em dọn dẹp bàn ghế trong phòng cơm vào một góc cho rộng chỗ, để làm sàn tập võ. Chẳng hiểu vì lý do gì mới tập được vài buổi, võ đường bỏ túi của chúng tôi đóng cửa vĩnh viễn. Thời đó ăn uống chẳng lấy gì làm sung túc lắm nhưng khi tập mấy bài quyền, các võ sĩ ngựa non cũng hăng hái đấm đá phải biết. Đấm đá một hồi, calories tiêu thụ theo mức lũy tiến...

Riêng một số anh em khác cũng nghĩ đến phải trau dồi cho mình chút gì gọi là hành trang văn hóa, nên cũng bắt đầu nghĩ chuyên học tập nhạc khí. Nguyễn Đăng Tuệ và Phạm Bắc Tiến là hai người đầu tiên đặt đóng hai cây đàn guitare thùng rất chuyên nghiệp và đắt tiền. Vào thời điểm đó, đa số anh em hằng ngày đi làm công tác trong ruộng rãy, hai chàng Tuệ và Tiến được đặc trách chăn nuôi heo. Cứ xong việc chăm sóc heo, các chàng lại lôi guitare ra tập móc những bản classiques của Carulli. Móc chán lại xoay qua quẹt quẹt những điệu moderne.

Thêm vào số hai thợ móc đó, Tuyết Hầy do hoàn cảnh riêng cũng có giờ rỗi rảnh ở nhà nên chàng thường xuyên học móc classique tại chòi kiosque trước nhà nguyện và trở thành thợ móc classique chuyên nghiệp! Vũ Ngọc Hiệp là con người đầy hoài bão và nghị lực, cũng thao thức nhiều về kiến thức và tài ngoại cho tương lai, nên quyết tâm học âm nhạc. Chàng mua được một guitare loại thường và cũng móc triệt để. Studio guitare của Hiệp rượu đặt tại khu nhà rửa mặt phía sau dãy nhà ngủ. Niềm đam mê và hoài bão của "Hiệp rượu" (Vũ Ngọc Hiệp khi có chuyện mắc cở mặt đỏ chói chan như vừa uống rượu) còn tiến một bước xa hơn. Hiệp rượu tự bỏ tiền túi tậu một đàn phong cầm cũ loại nhỏ 4 octave, về kê ở phòng kho gần nhà bếp. Sau này chiếc harmonium 4 octaves antique đó cũng được di tản về "studio" riêng của chàng trong khu dây phơi, nhà rửa mặt.

Trong thởi buổi làm ăn, kiếm tiền khó khăn, anh em xoay xở đủ nghề để sinh sống. Tôi đề nghị anh hai cho tôi mở lớp dạy đàn. Thế là gian nhà của dãy nhà ngủ sát quốc lộ 20 biến thành phòng dạy đàn. Phòng riêng cách âm không có, nên cả ba chiếc piano cũ được kê trong một phòng. Các học viên khoảng 8-15 tuổi của tôi ngoài việc học nhạc còn phải học tập trung chú ý vào âm thanh của mình, mặc kệ sư inh ỏi của người bên cạnh... Nếu gặp lại các học viên cũ, tôi hẳn phải xin lỗi vì khi sống ở Mỹ, tôi chưa hề thấy lớp học nhạc nào tổ chức ngược sư phạm và inh ỏi như của tôi trước đây. Cái khó bó cái khôn, biết sao được! Đa số học viên của lớp nhạc của tôi là các em nhỏ, khoảng từ 10 tới 15 tuổi. Nhưng cũng có một số học viên người lớn dự lớp... Thí dụ Trung méo của lớp Tô ma. Nhà anh ở ngay chợ Võ Dõng nhưng rất đều đặn đạp xe xuống học. Các soeurs MTG Đà lạt tại sở Thanh Sơn cũng dự lớp và rất tiến bộ. Vài học viên đã từng đánh đàn cho nhà thờ cũng muốn học thêm lý thuyết và kỹ thuật...

Khi còn trẻ, người ta thường có đầy nghị lực và đam mê hiếu học. Một ngày kia, tôi quyết định học trống. Tôi không nhớ mượn được của ai cuốn sách tập trống quay ronéo được soạn lại bởi Tri Văn Vinh ở chủng viện Cái Răng. Trời nóng bức, tôi đánh trần, vừa tóm tắt vừa chép lại nguyên quyển sách trong vòng một ngày rồi để dành đó. Ít lâu sau, gặp trùng hợp, TLOI từ Xuân lộc về thăm gia đình ở Phúc Nhạc ghé chơi phòng đàn của tôi. TLOI truyền nghề chế pédale đập bass drum bằng ổ líp xe. Thế là tôi vọt lẹ lên chợ Phúc Nhạc, xã giao với một thợ sửa xe đạp, hỏi xin hoặc mua lại một ổ líp cũ không dùng được nữa. Hì hục một buổi, tôi chế được bộ bàn đạp để đập bass drum. Các dụng cụ khác như hit-hat, caisse claire, Tom 1 Tom 2, Cymbale... thì dễ rồi, chỉ cần có cái cho mình đập và muốn ra âm thanh gì cũng được. Mục đích chỉ là để tập nhuần nhuyễn tay chân đi đúng nhịp và phối hợp nhịp nhàng các động tác tay chân cùng lúc....

Sau này có một anh lính kèn của quân đội miền Nam trước đây về vườn ở Bạch lâm, cũng mở lớp dạy guitare, trống. Tôi lén nhà (thời đó ra khỏi nhà phải xin phép anh hai) vù ra ngoài học vội ít giờ. Điều tôi lấy làm thú vị nhất khi học với anh lính kèn này, là cách đếm nhịp và giữ nhịp khi đánh trống. Anh được huấn luyện theo kiểu quân nhạc Mỹ để chơi band, nên cách đếm nhịp rất hay. Thời này, trẻ con tại Mỹ cũng học đếm nhịp y như vậy và rất dễ, chính xác. có đôi lần, TLOI có nhắc đến Dom-Cu bên Xuân lộc tập trống làm sao tôi không biết, nhưng tôi nghĩ ai có niềm đam mê, sẽ giống nhau về cách quyết tâm tìm học cho bằng được và sự sáng tạo trong tập luyện. Sau khi nhuần nhuyễn đập các thứ điệu cũ mới, tôi dẹp dàn trống chế qua một bên. Có vài lần vì khi ham tập mà không biết phía bên ngoài nghe lớn lắm hay không, hoặc vì anh em bạn complain, tôi bị anh hai cảnh cáo. Vì cũng đã dợt qua xong hết các điệu, nhân đó, tôi dẹp nghề trống luôn...

Last Edit: 10 years 7 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012